Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Trong thi đấu cầu lông thường hay gặp phải nhiều chấn thương. Một trong những chấn thương đó là chấn thương khớp vai. Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai để biết cách phòng tránh.

26/11/2019 - 08:55

Khớp vai là một trong những bộ phận được sử dụng nhiều trong cầu lông và dễ bị chấn thương do vận động quá nhiều. Để phòng tránh chấn thương và có cách điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả lâu dài thì bạn cần biết để phòng tránh và điều trị.

Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Các loại chấn thương khớp vai

Khi vai có cảm giác đau, khớp vai lỏng lẻo và cánh tay bị giảm sức mạnh hoặc nặng hơn là bị sưng, nổi vùng đỏ trên khớp vai thì các bạn cần lưu ý vì lúc đó mình đã bị chấn thương khớp vai. Trong chấn thương khớp vai sẽ chia làm 3 loại chấn thương đó là:

–Một trong những chấn thương hay gặp và rất nguy hiểm là chấn thương gân cơ chóp xoay (Rotator Cuff Injury). Biểu hiện của chấn thương gân cơ chóp xoay có thể là như một cơn đau âm ỉ sâu trong vai, lan lên tới cổ hay lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá vùng khuỷu tay. Khi mắc phải chấn thương này thì cần đến ngay bác sĩ vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến kết thúc cả sự nghiệp của một vợt thủ.

– Nhẹ hơn sẽ có tổn thương các gân cơ (Tendinopathy) và được chia làm 2 loại tổn thương là: Viêm gân cơ và xơ rách gân cơ. Khi bị tổn thương gân cơ thì người chơi sẽ có biểu hiện là đau khi cử động, khớp có vẻ lỏng lẻo và giảm sức mạnh.

 Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

– Nhẹ nhất là viêm túi hoạt dịch (Bursitis) và các vợt thủ sẽ cảm thấy đau khi vận động khớp vai, khớp vai bị sưng và nhìn thấy một vùng đỏ trên khớp vai.

Nguyên nhân chấn thương khớp vai

Chủ yếu bởi 2 nguyên nhân chính đó là:

– Sai tư thế và chịu lực quá mức: do phải nâng vật nặng, sai động tác kỹ thuật khi đánh cầu hoặc thực hiện động tác đánh cầu không đúng tư thế.

– Thoái hóa khớp: thường gặp ở những người có tuổi, lúc này các gân, khớp sẽ hoạt động kém. Không những bị ở khớp vai mà phần lớn các khớp điều sẽ bị thoái hóa khi chúng ta về già.

Điều trị chấn thương khớp vai

Chấn thương nhẹ

- Người chơi cần nghỉ ngơi, chườm đá và cố định vùng chấn thương.

Chấn thương nặng: cần được chăm sóc và hỗ trợ từ bác sĩ.

- Xoa bóp sẽ giúp kích thích máu lưu thông và giúp giảm bớt sẹo mô (scar tissue) tại các phần cơ hay gân bị rách.

- Không được vận động mạnh mà phải vận động 1 cách nhẹ nhàng khiến máu được lưu thông tốt hơn.

Cách phòng chống chấn thương khớp vai

Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Những thông tin cần biết về chấn thương khớp vai

Để hạn chế những chấn thương và hậu quả xấu, bạn cần biết cách phòng tránh chấn thương trong quá trình chơi

1: Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện hoặc thi đấu cầu lông.

2: Hạn chế tối đa thực hiện thường xuyên và liên tục những động tác quá sức hoặc tạo áp lực quá lớn lên khớp vai.

3: Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vai.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu kỹ về những chấn thương vai, cách phòng tránh và điều trị. Chúc các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và có những giờ chơi thật bổ ích, tràn đầy sức khỏe.