Những quy định trong luật đánh cầu lông đôi
Luật cầu lông đánh đôi bao gồm các quy định về đánh đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Thực tế, đánh đôi là hình thức phổ biến trong thi đấu cầu lông, song để có kết quả tốt nhất người chơi không chỉ phải rèn luyện kỹ thuật, sự kết hợp ăn ý của 2 người, chiến thuật đánh,… mà cả 2 người chơi phải hiểu luật đánh cầu lông đôi. Đó là những điều kiện cần và đủ để bạn tham dự những giải đấu lớn.
Như đã nói ở trên, cầu lông đôi gồm 3 hình thức là: Thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Luật đánh đôi cầu lông chính thức của quốc tế áp dụng cho cả 3 hình thức thi đấu trên. Ở bài viết này, Zoominton.com xin giới thiệu luật thi đấu cầu lông đánh đôi để bạn đọc tham khảo.
Sân, thiết bị thi đấu trong luật cầu lông đánh đôi
Trong luật đánh cầu lông đôi quy định rõ về điều kiện mặt sân, các thiết bị thi đấu cầu lông. Đây là những tiêu chí quan trọng đối với một trận đấu. Cụ thể như sau: Sân đấu cầu lông đánh đôi có chiều rộng tối đa là 6,1m. Tổng chiều dài của sân là 13,4m.
Luật cầu lông đánh đôi về sân đấu và các thiết bị thi đấu
Đối với phần sân phát cầu, chúng sẽ được giới hạn ở khu vực vạch giữa sân. Vị trí biên phát cầu sẽ nằm trên vạch giữa sân và cách lưới một khoảng 1,98m. Trong luật đánh cầu lông đôi nam nữ, phần biên phát cầu sau chính là vạch dài nằm cách biên. Vị trí mép trên lưới có chiều cao 1,55m và phần biên là 1,524m. Cột căng lưới được đặt ở ngoài vạch biên tính điểm đôi.
Luật giao cầu lông đánh đôi đúng thế nào?
Ngoài những quy định về sân, kích thước và thiết bị thi đấu luật cầu lông đánh đôi mới nhất còn quy định về việc giao cầu. Cụ thể sẽ như sau:
Khi trận đấu bắt đầu, quả giao cầu đầu tiên được thực hiện. Lúc này quả cầu sẽ được mặt vợt của người giao cầu đánh đi khi có ý định thực hiện giao cầu.
Trường hợp bên nhận cầu chưa sẵn sàng, bên giao cầu không được phép thực hiện. Người nhận cầu được coi là sẵn sàng khi có ý định đánh trả cầu.
Luật phát cầu lông trong đánh đôi quy định khi giao cầu, các đồng đội có thể đứng bất cứ vị trí nào trên sân miễn là không cản trở việc giao cầu và nhận cầu của đội mình và đối phương.
Luật giao cầu lông trong đánh đôi: Ô giao cầu, ô nhận cầu
Ngoài quy định về bên phát cầu, luật cầu lông đánh đôi còn quy định về ô giao cầu và ô nhận cầu. Tùy thuộc vào số điểm mà mỗi bên nhận được sẽ có vị trí tương ứng. Điểm số chẵn đứng bên phải để giao/nhận, điểm lẻ đứng bên trái. Luật giao cầu lông được thể hiện trong hình sau:
Ở hiệp đầu tiên, trọng tài sẽ xác định bên giao cầu bằng cách tung đồng xu. Ở những hiệp đấu sau, đội thắng ở hiệp trước sẽ giành quyền giao cầu ở hiệp sau. Mỗi hiệp đấu sẽ bắt đầu với điểm số chẵn, bên giao cầu đứng ở ô phải của sân đấu giao chéo sang ô phải của đối phương. Nếu là điểm số lẻ thì đứng ô trái và giao chéo sang ô trái của đối phương.
Nếu bên nhận cầu không đánh trả được thì bên giao cầu thắng. Lúc này, đội giao cầu giành được điểm, nhận quyền phát cầu ở lượt tiếp. Nếu bên nhận cầu đánh trả được thì bên nhận cầu thắng, họ trở thành bên giao cầu mới. Người chơi của 2 đội không được phép thay đổi ô giao – nhận cầu cho tới khi thắng điểm. Trường hợp này áp dụng khi mỗi đội hiện đang giữ vị trí giao cầu.
Ví dụ giúp bạn đọc dễ hiểu hơn: Trường hợp có 2 đôi là A,B và C,D thi đấu với nhau. A,B là cặp được giao cầu trước thì A giao cho C. Lúc này A là người giao cầu đầu tiên, C là người nhận cầu đầu tiên của trận đấu.
Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông đánh đôi
Trong luật đánh cầu lông đôi cũng có quy định về cách tính điểm phát cầu lông và điểm nhận cầu. Theo đó, bên giao cầu thắng họ ghi được một điểm. Sau đó người giao cầu lại tiếp tục thực hiện pha giao cầu đúng ô được quy định trong luật phát cầu lông đánh đôi. Trường hợp bên nhận cầu thắng khi họ có pha cầu chính xác, họ giành 1 điểm. Lúc này bên giao cầu trở thành bên nhận cầu mới.
Như vậy bài viết đã giúp bạn có được những thông tin về luật cầu lông đánh đôi để bạn đọc tham khảo. Hy vọng nội dung hữu ích cho quá trình tìm kiếm thông tin của bạn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm và tham khảo các nội dung mới tại website của chúng tôi nhé!