Những luật cầu lông hay vi phạm trước, trong và sau khi thi đấu

Trong thi đấu cầu lông có khá nhiều luật, nếu bạn không nắm vững những luật này thì rất dễ vi phạm, làm ảnh hưởng tới quá trình và kết quả trận đấu.

19/06/2020 - 09:54 - Mỹ Hạnh

Vì vậy, hôm nay Zoominton sẽ đem đến cho bạn những luật cầu lông hay vi phạm giúp bạn tránh được những lỗi phạm luật không đáng có nhé!

1. Luật cầu lông đối với giao cầu:

  • Giao cầu không đúng phần chéo sân
  • Đánh hụt cầu
  • Trong khi giao cầu quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia lưới. Trong trường hợp này mất quyền giao cầu.

Đây là những lỗi thường mắc phải trong giao cầu mà những người chơi thường mắc phải, người chơi cần nắm vững những luật này để có thể khách quan nhất trong trận đấu tránh những tranh cãi không đáng có.

2. Luật cầu lông trong trận đấu:

Đối với cầu:

  • Rơi ra ngoài vạch giới hạn của sân
  • Chui qua hoặc đi dưới lưới
  • Không qua lưới
  • Chạm mái nhà, tường,…(những vật xung quanh)

Chạm một đấu thủ và tiếp đó đấu thủ đồng đội hay chạm vợt của một đấu thủ và tiếp tục bay về phía cuối sân của đấu thủ vừa chạm cầu.

Đối với VĐV:

  • Chạm lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo.
  • Vượt qua sân đối phương bằng vợt hoặc thân mình ở mức độ nào đó.
  • Ngăn cản đối phương khi thực hiện hợp lý một cú đánh khi cầu bay trên lưới (chắn cầu).

Thực hiện giao cầu lại trong các trường hợp

Giao cầu lại được trọng tài chính quyết định, hoặc một VĐV thực hiện khi người giao cầu giao trước khi người nhận sẵn sàng.

Cả 2 bên đều phạm lỗi khi giao cầu.

Sau khi cầu được đánh trả, quả cầu bị mắc trên lưới và bị giữ lại.

Quả cầu bị bung ra, đế và cầu tách rời hoàn toàn.

Một trong hai VĐV bị mất tập trung bởi HLV của đối phương, hoặc một trường hợp không lường trước.

Khi một pha giao cầu lại được thực hiện, lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.

Tác phong, đạo đức thi đấu

Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thuc. Các quảng nghỉ không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm. Không quá 120 giây giữa các ván đấu (trừ trường hợp trận đấu phát sóng tùy theo thời lượng chương trình).

Ngừng thi đấu: Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV hoặc trường hợp đặc biệt, trọng tài chính cho ngừng thi đấu một khoảng thời gian để xuy xét. Lúc này tỷ số hiện có giữ nguyên và sẽ tiếp tục lại ở tỷ số đó.

Trì hoãn trận đấu: Chỉ có trọng tài chính được quyền quyết định trì hoàn, không được dùng quyền này để giúp VĐV hồi phục thể lực hay nhận sự chỉ đạo của HLV.

Chỉ đạo và rời sân: Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc, VĐV mới được phép nhận chỉ đạo và không VĐV nào được phép rời sân nếu chưa được sự cho phép của trọng tài và các quảng nghỉ.

Một VĐV không được phép cố tình gây trì hoãn hoặc ngừng thi đấu, cố tình sửa hoặc phá hỏng quả cầu. Có tác phong hay thái độ xúc phạm, phạm lỗi tác phong đạo đức trong cầu lông.

Trọng tài chính sẽ áp dụng luật đối với bất cứ vi phạm nào bằng cách: cảnh báo, phạt lỗi nếu đã cảnh báo trước đó. Nếu vi phạm liên tục, trọng tài chính sẽ phạt lỗi và báo ngay với tổng trọng tài, người duy nhất có quyền truất suất quyền thi đấu của VĐV.

Lưu ý: Quyết định của một trọng tài sẽ là sau cùng về mọi yếu tố nhận định mà trọng tài đó phụ trách. Trừ trường hợp, theo trọng tài chính trường hợp đó chắc chắn đúng, trọng tài chính có quyền phủ quyết trọng tài biên.

Bạn phải nắm được những luật thi đấu cầu lông cũng như nắm rõ quy tắc để khi đối thủ có những sai phạm thì nhanh chóng nói ngay với trọng tài trong một số trường hợp trọng tài không bắt được những lỗi này.

Hi vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về những luật cầu lông cơ bản, giúp cho bạn chú ý hơn trong trận đấu để đem lại kết quả tốt nhất.