Những bất ngờ trong lối chơi và thể lực của các nữ VĐV cầu lông ngày nay

Pi Hongyan có nhận xét rẳng: "Những nữ vận đông viên cầu lông ngày nay có khả năng đổi mới lối chơi một cách linh hoạt và họ có thể thi đấu một cách liên tục, bền bỉ và không hề tỏ ra mệt mỏi"

22/07/2020 - 16:42 - Thanh Long

Pi Hongyan – cựu tay vợt nữ số 2 thế giới đã chơi trận đấu giã từ sự nghiệp thi đấu của mình trong Thế vận hội London 2012 và hiện nay cô ấy đang làm gì sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu cầu lông chuyên nghiệp?

Pi Hongyan (41 tuổi) sinh ra ở Trùng Khánh, Trung Quốc, cô là người Pháp gốc Hoa và hiện đang sinh sống tại Pháp.

Huấn luyện viên của đội tuyển cầu lông quốc gia Trung Quốc lúc bấy giờ đã từng cho rằng Pi Hongyan chỉ cao có 164cm do đó triển vọng phát triển của cô sẽ không lớn và luôn muốn đưa cô trở lại đội cầu lông tỉnh. Pi Hongyan đã phải sang châu Âu thi đấu và sau khi gia nhập đội tuyển quốc gia Pháp cô đã giành về rất nhiều chiến thắng cũng như danh hiệu. Trong đó nổi trội nhất có thể kể đến là huy chương đồng trong Giải vô địch thế giới năm 2009, huy chương bạc trong Giải vô địch châu Âu cũng như chiến thắng nhiều giải đấu danh giá khác và cô từng là tay vợt nữ xếp hạng thứ 2 Thế giới.

Pi Hongyan mong muốn trở thành huấn luyện viên sau khi giải nghệ

Sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, Pi Hongyan bắt đầu sự nghiệp trở thành huấn luyện viên của mình, cô làm việc như một VĐV và huấn luyện viên ở Bordeaux - Pháp. Đồng thời cô cũng hỗ trợ Hiệp hội cầu lông Pháp tổ chức các khóa huấn luyện để đào tạo thêm nhiều hơn nữa những vận động viên đơn nữ cho nước này.

Sau khi chia tay với sự nghiệp thi đấu, cô đã có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục chấn thương trong một khoảng thời gian dài.

Gần đây, Pi Hongyan đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn trên trang web chính thức của Liên đoàn cầu lông thế giới để nói chia sẻ về những gì đã trải qua ở quá khứ, cuộc sống hiện tại và những dự định trong tương lai.

Tôi trở lại trung tâm huấn luyện sau khi tôi đang mang bầu

Sau khi thi đấu tại Thế vận hội Luân Đôn, tôi đã trở lại tường đào tạo ngay lập tức. Từ tháng 9 năm đó, tôi tham gia một khóa học quản lý thể thao ở Marseille. Lúc đó tôi đang có thai, vì vậy tôi đã đi đến lớp với một cái bụng bầu.

Sau khi học xong, tôi làm huấn luyện viên cho một câu lạc bộ địa phương đồng thời cũng giúp Hiệp hội cầu lông Pháp tổ chức một số khóa huấn luyện cho các tay vợt nữ. Vào năm 2015, tôi tiếp tục chào đón một thiên thần nhỏ khác và toàn tâm chăm sóc các con vào quãng thời gian đó.

Trên thực tế thì tôi chưa bao giờ ngừng đam mê và chơi cầu, bằng chứng là tôi đã chơi cho một câu lạc bộ chỉ sau vài tháng sau khi sinh đứa con thứ hai.

Phát triển tài năng và tìm kiếm nhiều hơn các VĐV đơn nữ bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện

Năm ngoái tôi đã bắt đầu tham một chương trình của Hiệp hội cầu lông Pháp. Sự đồng thuận cao của chúng tôi là tìm kiếm và đào tạo nhiều hơn các vđv đơn nữ. Vì vậy chúng tôi tổ chức 5 khóa huấn luyện mỗi năm. Các khóa huấn luyện được tổ chức trong các dịp nghỉ lễ.

Chúng tôi đã đăng tuyển và tìm kiếm những tay vợt đơn nữ trên khắp nước Pháp để tham gia những khóa huấn luyện này. Chồng tôi là huấn luyện viên môn lướt sóng cho đội tuyển quốc gia Pháp vì vậy anh ấy phải thường xuyên ra ngoài hơn tôi và tôi phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc các con. Nhưng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi vẫn có thể tiếp tục niềm đam mê cầu lông của mình.

Tôi thích chia sẻ niềm đam mê của mình với những vận động viên khác và tôi cũng thích tham gia các câu lạc bộ cầu lông. Từ năm 2006 tôi đã chơi cho câu lạc bộ Bordeaux cho đến tận năm ngoái, tôi đã phải dừng lại vì chấn thương đầu gối khiến tôi không thể tiếp tục tham gia thi đấu.

Liên đoàn cầu lông thế giới đã mời tôi và Pedro Alejandro Yang Ruiz làm những vận động viên đại diện cho Thế vận hội Olympic trẻ tại Toronto 2018. Đó là một trải nghiệm rất thú vị và tôi nghĩ đó cũng là một kinh nghiệm tốt cho các vận động viên trẻ vì qua đó họ có cơ hội để tiếp xúc cũng như cọ xát với nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Điều này làm tôi nhớ đến một khóa huấn luyện do Xu Huaiwen (tay vợt đơn nữ đội tuyển Đức ) tổ chức tại Glasgow năm 2017. Khóa học chủ yếu là về phân tích khả năng và thế mạnh của những nữ tay vợt. Đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị trong việc đưa ra ý kiến cũng như lắng nghe ý kiến của các huấn luận viên đánh đôi.

Tôi vẫn nhớ cầu lông và mơ ước được cầm vợt

Trong năm đầu tiên sau khi từ giã thi đấu tôi rất thoải mái, vì trong suốt 2 năm đó tôi đã bị chấn thương ở khắp các bộ phận trên cơ thể. Tôi cũng đã phải trải qua ca phẫu thuật đầu gối nhưng khi đó tôi cũng cảm thấy rất vui khi ngừng chơi cầu và thử một chơi một môn thể thao khác. Tôi cũng có kế hoạch để tiếp tục việc học và đối mặt với nhiều thử thách mới khác nhau vì ở Pháp, tôi phải làm việc chăm chỉ hơn.

Cho đến hai hoặc ba năm trước, tôi bắt đầu thấy nhớ cầu lông, tôi cũng bắt đầu nghĩ đến việc chơi các bộ môn khác đồng thời tôi cũng theo dõi các trò chơi trực tuyến.

Những vận động viên nữ ngày nay có khả năng đổi mới lối chơi rất cao và họ có thể thi đấu một cách không mệt mỏi.

Nói về những tay vợt nữ ngày nay, thật lòng mà nói thì tôi rất thích theo dõi họ, bởi vì bạn sẽ khó có thể đoán được rằng ai sẽ là người chiến thắng. Có nhiều tay vợt ở cùng cấp độ, và số lượng người chơi trong bộ môn cầu lông cũng khá lớn.

Phong cách chơi của các tay vợt nữ cũng đầy sự thăng hoa. Thật sự là rất thú vị để phân tích lối chơi của họ bởi họ có nhiều cách chơi khác nhau, bao gồm di chuyển, phòng thủ, tấn công ... Một số tay vợt nữ cũng có nhiều kỹ năng khác nhau, và nhiều trong số họ thậm chí còn mang dáng dấp và lối đánh của các vđv nam. Lối chơi mới hiện nay, như bạn có thể thấy, các tay vợt có thể thực hiện một loạt các cú nhảy, đánh chặn để phòng thủ, rồi sau đó tiếp tục quay lại khu vực giữa sân.

Đối với cá nhân tôi thì những kỹ thuật này rất sáng tạo và đòi hỏi một trình độ cũng rất cao. Bởi lẽ các tay vợt luôn phải ở trạng thái thể chất rất tốt, họ có thể chạy không mệt mỏi và minh chứng cho điều đó bạn có thể xem trận chung kết ở Glasgow, đó thực sự là một cuộc chiến giằng co cho đến tận phút cuối cùng.