Nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý chấn thương Lật sơ mi cổ chân.

Lật sơ mi cổ chân là một trong những trường hợp chấn thương hay bị xảy ra nhất đối với những người chơi thể thao, đặc biệt là môn cầu lông. khi chúng ta phải di chuyển liên tục đón trả cầu và thực hiện các động tác kỹ thuật khó, như ve cầu trái tay, đập cầu trái tay và ở trên không

13/03/2020 - 18:06 - Tấn Phát

chấn thương lật sơ mi cổ chân trong cầu lông

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách xử lý chấn thương lật sơ mi ngay trên sân tập và những điều cần lưu ý, các bạn hãy đọc kỹ và đừng để hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Lật sơ mi hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng rách hoặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân.

Cách trường hợp xảy ra

Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông. Đặc biệt và thường gặp nhất là trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Các VĐV cầu lông, hay người chơi phong trào khi tham gia  tập luyện hay thi đấu thường xuyên di chuyển trên sân thực hiện các kỹ thuật khó, hay đỡ trả những pha cầu bỏ nhỏ phải với, và cũng có thể do đi giày chưa đúng loại giày thi đấu, sàn sân trơn trượt nên có thể hay bị ngã và thêm nữa do khởi động chưa kỹ. Thì tất cả những nguyên nhân này có thể dẫn đến Lật sơ mi cổ chân thường xảy ra. Nhưng đa phần người chơi chúng ta chưa biết cách xử lý chấn thương ngay trên sân cho chính mình khi gặp loại chấn thương này.

chấn thương lật sơ mi cổ chân trong cầu lông 2

Cách nhận biết -hậu quả khi bạn bị lật chấn thương lật sơ mi cổ chân.

Lật sơ mi – rách hoặc dãn dây chằng: lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách. Chú ý: “có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt. Khó đi lại và hoạt động cổ chân”.

Khi gặp phải tình trạng lật sơ mi cổ chân, người chơi cần được chữa trị kịp thời, điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng. Nếu không sẽ để lại những di chứng lỏng cổ chân mãn tính hoặc rất lâu mới có thể phục hồi. Nguy hiểm nhất có thể phải chấm dứt sự nghiệp, niềm đam mê của mình chưa kể đến việc đi lại cũng như chất lượng cuộc sống.

chấn thương lật sơ mi cổ chân trong cầu lông 4

Cách xử lý lật sơ mi cổ chân 

-Xử lý ban đầu.

Khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất đó là phải dừng ngay việc tập luyện và vận động ngay khi chấn thương.

Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút.

Dùng băng ép cổ chân và gác chân lên cao.

chấn thương lật sơ mi cổ chân trong cầu lông 5

-Cách điều trị kịp thời

Nếu thấy đau quá hãy ngay lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thăm khám và chữa trị kịp thời.

Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh) hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…).

Với một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ để làm giảm các cơn đau.

Hạn chế đi lại trong mấy ngày đầu chấn thương. Tích cực chườm đá 3-4 lần/ngày. Bỏ đá vào xô nước và ngâm chân đau khoảng 20p/lần.

Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (nhưng chỉ làm khi có hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện).

Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng, nếu nặng hơn thì cần dùng các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt.

chấn thương lật sơ mi cổ chân trong cầu lông 6

-Cách chữa trật sơ mi

cách chữa trật sơ mi tốt nhất đó là đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán chính xác

-Áp dụng nguyên tắc R-I-C-E

R (rest): Hạn chế cử động cổ chân, nằm nghỉ và tiến hành gắn nẹp bảo vệ.

I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân với đá lạnh.

C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải quanh cổ chân để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch và hạn chế hoạt động của chân.

E (elevation): Nằm kê chân cao khoảng 10- 20 cm giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. (Không kê quá cao, sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân).

Những điều không nên làm khi bị chấn thương lật sơ mi cổ chân.

-Kéo nắn không đúng cách: chảy máu thêm, rách thêm

-Xoa bóp dầu nóng, rượu: sưng thêm

-Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành, lâu khỏi hơn

-Bó thuốc bắc: dễ nhiễm trùng da hoặc không có tác dụng nhiều

-Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn hoặc để lại di chứng về sau.

-Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn, dễ để lại di chứng

Tập vật lý trị liệu phục hồi.

Trong giai đoạn phục hồi khi đã bình phục chấn thương. Các bạn nên tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:

Bài tập 1 : Kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần

Bài tập 2 : Kéo dãn chân: đứng chống tay sát tường,  10 lần, 3 lần ngày

Bài tập 3 : Tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần

Bài tập 4 : Tập ván thăng bằng 5 – 10 phút, 3 lần ngày

Các bài tập này, có tác dụng giúp chân bạn phục hồi hoàn toàn và tránh được những vận động mạnh gây chấn thương sau đó.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các cách và những lưu ý về lật sơ mi cổ chân. Được chúng tôi tham khảo từ các nguồn y tế sức khỏe, từ các chuyên gia sức khỏe thể thao. Hy vọng các bạn nắm rõ được những kiến thức cơ bản đó đề phòng tránh và sơ cứu cho bản thân hoặc những người xung quanh bạn. Chúc các bạn thành công!