Lợi ích, tác hại của việc chơi cầu lông và cách chọn mua vợt cầu lông
Cầu lông là bộ môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi, và đông đảo người chơi nhất hiện nay. Lợi ích của môn thể thao này đem lại thì cũng khá nhiều người biết, nhưng tác hại của nó cũng như cách chọn mua vợt thì đa phần mọi người không biết. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó
1. Lợi ích của việc chơi cầu lông đem lại.
Không thể phủ nhận được lợi ích của việc chơi cầu lông đem lại. Trước tiên chúng ta cần hiểu và biết được bản chất đây là một bộ môn thể thao mà đã là các môn thể thao mục đích cơ bản là hoạt động nhằm nâng cao thể lực cũng như sức khỏe cho bản thân người chơi, nếu người chơi vận động, chơi luyện tập thường xuyên thì cải thiện sức khỏe, thể lực bản thân rõ rệt. Ngoài ra còn một số lợi ích khác mà môn cầu lông đem lại
Chơi cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi giới tính khác nhau
Câu môn dần trở thành bộ môn thể thao được mọi người ưu thích sau bóng đá. Nhưng cái hay ở bộ môn thể thao này là mọi người mọi lứa tuổi có thể chơi tham gia tập luyện thi đấu và nó có thể gắn bó thời gian rất lâu với mọi người. Dù bộ môn này bạn chơi giải trí nâng cao thể lực sức khỏe, thi đấu phong trào hay những giải đấu đỉnh cao thì môn thể thao này đều dành cho nam và nữ giới, đặc biệt bộ môn này có sự kết hợp thi đấu đôi nam nữ.
Chơi cầu lông giúp tăng chiều cao ở tuổi phát triển
Có một số môn thể thao giúp tăng chiều cao ở tuổi phát triển. Nhưng với môn cầu lông được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất bởi cách chơi nhẹ nhàng so với một số bộ môn khác. không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, hiệu quả của sự vận động thường xuyên của các khớp mang lại rất cao hoạt động của các khớp đó kích thích trực tiếp đến sự phát triển chiều cao ở các bạn đang trong độ tuổi phát triển.
Chơi cầu lông giúp cho cơ thể phản xạ nhanh nhạy
Trong quá trình chơi và tập luyện cầu lông với những pha thủ cầu, công và chặn cầu hay đơn giản là đỡ các pha cầu của đối thủ giúp cho người chơi có được sự phản xạ nhanh nhạy, dường như các pha đánh cầu dựa vào cảm giác nhanh nhạy để đoán đường đi điểm rơi của cầu. Với những cảm giác cộng với đôi mắt được rèn luyện hàng ngày bằng cách luyện tập chơi cầu sẽ rất hữu ích trong cuộc sống của bạn. Phản xạ của người chơi sẽ được thể hiện rõ nét ở những pha cứu hay pha công trả cầu của đối thủ.
Tăng cường cho độ chắc khỏe cho xương
Điều này có thể thấy rõ nhất khi so sánh một người ít vận động so với một người thường xuyên hoạt động thể thao với cầu lông hay bộ môn khác, đặc biệt khi về già. Thường những người vận động cơ thể bật nhảy di chuyển liên tục sẽ có hệ xương khớp vững vàng hơn, đây là một yếu tố ảnh hưởng tới cả tuổi thọ.
Có tác dụng giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng
Cũng như những môn thể thao khác việc phải vận động liên tục sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi, giải phóng những chất độc tồn đọng trong cơ thể. Chính điều này giúp những căng thẳng và mệt mỏi hàng ngày sẽ được giảm bớt đi.
Đây cũng là lý do giải thích tại sao những người yêu vận động thể thao họ luôn có được một sức khỏe tinh thần rất sung mãn cả trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là bí quyết sống lâu và sống khỏe.
Bên cạnh đó việc tương tác, trò chuyện với những người cùng chơi sẽ tạo nên một không khí vui tươi tại sân cầu lông mà bạn sẽ rất hiếm khi có được tại môi trường công việc đầy áp lực của bạn.
2. Tác hại của việc đánh cầu lông.
Với bất kì một môn nào cũng có 2 mặt của nó, có mặt tốt và mặt xấu. Vậy mặt tác hại của bộ môn cầu lông nằm ở điểm nào thì hầu như mọi người chơi không để ý đến bởi vì đam mê rồi hay sở thích rồi thì vấn đề tác hay không đã trở thành không quan trọng nữa.
Tác hại của chơi cầu lông ở đây chính là hậu quả của việc luyện tập. Nếu như bạn luyện tập không theo các bước của huấn luyện viên như cần khởi động trước khi tập hay trước khi thi đấu, luyện tập các kĩ thuật nhảy cóc, tập luyện bù, hay chưa kỹ thuật mà đã thực hiện thì hậu quả sẽ có thể xảy ra với các bạn.
Các bạn có thể bị bông gân tay cầm vợt, trẹo tay, dãn dây chằng ở chân và tay. Đây là những tác hại xảy ra khi chơi cầu lông và cũng là điều các bạn đang e ngại.
Để tránh xảy ra những vấn đề này thì các bạn nên tìm hiểu kĩ làm theo những lời của huấn luyện viên khi đã thuần thục thì bạn mới có thể tự mình tập luyện và chơi cầu lông được.
3. Cách chọn vợt cầu lông.
Thông số vợt cầu lông là một trong những số liệu cực kì quan trọng của các hãng sản xuất vợt cầu lông cung cấp cho chúng ta để lựa chọn và mua vợt cầu lông phù hợp nhất.
Dựa vào các thông số vợt cầu lông người chơi có thể lựa chọn được cho mình một cây vợt phù hợp nhất với lối đánh và trình độ của bản thân.
Thông thường những thông số vợt cầu lông quan trọng sẽ được in trực tiếp lên thân vợt hay tem vợt cầu lông.
Người chơi có thể đọc được những thông số này một cách rõ ràng nhất. Căn cứ vào thông số vợt cầu lông người chơi có thể lựa chọn mua cho mình một cây vợt phù hợp với trình độ và lối đánh của mình.
Thông số vợt cầu lông: Số U
+ Thông số U trên vợt cầu lông là là ký hiệu đo trọng lượng của vợt cầu lông. Các bạn có thể thường thấy trên vợt cầu lông có các thông số như 3U, 4U, 5U…
+ Thông số U càng lớn thì vợt càng nhẹ, với vợt 2U thì có trọng lượng khoảng 90-94 gr, vợt 3U có trọng lượng khoảng 85-89 gr và 4U thì có trọng lượng từ 80-84 gr.
+ Phần lớn người chơi cầu lông ở nước ta hay chọn những dòng vợt có trọng lượng 3U, một số người lao động chân tay nhiều và cổ tay khỏe thì có thể chọn 2U, còn phụ nữ và trẻ em thì thường chọn vợt 4U hoặc 5U (dưới 80 gr).
Thông số vợt cầu lông: Số G
+ Thông số G trên vợt cầu lông là ký hiệu về chu vi cán vợt. Thông số G thường được ghi ngay cạnh chữ U với ký hiệu như 4U G3, số G càng lớn thì chu vi cán vợt càng nhỏ.
+ Thông thường G2 và G3 thường dùng cho người lớn còn G4 hoặc G5 thì thường dùng cho trẻ em.
Chiều dài vợt
Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông là 665 mm nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất tăng chiều dài của cây vợt lên nhằm tạo ưu thế tấn công cho người chơi nhưng không được vượt quá 680 mm tức tiêu chuẩn cho phép. Chính vì thế đối lúc bạn sẽ thấy một số cây vợt ghi thông số chiều dài và thường ký hiệu như 665 mm, 675 mm…
Điểm cân bằng
Điểm cân bằng vợt cầu lông là một trong những thông số vợt mà người chơi cầu lông cần chú ý trước khi lựa chọn mua vợt cầu lông. Điểm cân bằng vợt cầu lông sẽ quyết định được độ nặng đầu, nhẹ đầu của cây vợt đó. Đồng nghĩa với lối chơi tấn công, phòng thủ của từng người chơi.
+ Vợt nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ): khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực, phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
+ Vợt cân bằng (even balance): Vượt trội trong khả năng điều cầu và trên lưới. Tấn công cũng tương đối tốt điển hình trong dạng vợt cân bằng chính là dòng Arcsaber của Yonex.
+ Vợt nặng đầu (heavy head) hay offensive (công): Đây là điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực, phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.Vợt càng nặng đầu thì khả năng tấn công càng tốt đòi hỏi theo nó phải là độ cứng của vợt. Nhưng ngược lại thì nó cho khả năng linh hoạt kém hơn.
Hình dạng khung vợt
Hiện nay vợt cầu lông gồm 2 loại mặt vợt chính đó là khung Isometric hình vuông và khung truyền thống Oval hình bầu dục, hình dang khung vợt cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến nối chơi cũng như tốc độ đánh. Tuy nhiên vợt có khung hình bầu dục được sử dụng nhiều hơn.
Điểm khác biệt giữa khung Isometric và khung Oval là điểm Sweet Spot hay còn gọi là điểm ngọt là điểm trung tâm của vợt khi đánh cầu sẽ là điểm tiếp xúc tốt nhất.
Vợt càng có chu vi mặt vợt lớn thì điểm “Sweet Spot” cũng càng lớn, khi đánh cầu do mặt tiếp xúc lớn nên khả năng điều cầu tốt hơn. Ngược lại mặt vợt càng nhỏ thì đòi hỏi độ linh hoạt cao hơn chính vì thế tốc độ ra lực cũng nhanh hơn rất nhiều.
Những lưu ý sử dụng thông số để chọn vợt cầu lông
+ Những thông số vợt cầu lông thường rất ít khi được ghi trên thân vợt và nếu ghi thì chữ khá nhỏ, phải chú ý mới nhìn thấy. Bên cạnh đó, những cây vợt giả thì thường sẽ không có những thông số này và nếu có thì cũng sẽ không chính xác.
+ Ngoài những thông số vợt cầu lông trên bạn cũng có thể sử dụng những yếu tố khác để chọn cây vợt phù hợp với bạn nhất như: độ dẻo của vợt, vợt có trợ lực hay không. Thêm vào đó là phù hợp với túi tiền của bản thân.