Hướng dẫn cách chơi cầu lông tại nhà hiệu quả

Nhiều bạn không có điều kiện (thời gian và không gian) để có thể chơi và luyện tập cầu lông. Để khắc phục điểm này thì có nhiều bài tập cầu lông tại nhà giúp bạn vừa học vừa luyện tập cầu lông hiệu quả.

05/08/2020 - 11:52 - Mỹ Hạnh

Nếu bạn là người đã biết chơi cầu lông, nhưng bạn cũng có thể đọc bài viết này. Bởi vì những lỗi đôi khi bạn không để ý, vẫn có thể cải thiện kỹ thuật đánh cầu lông của bạn lên tầm cao mới.

Kỹ thuật cầm vợt

  •  Bạn để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
  • Vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
  • Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
  • Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắt sẽ làm cản trở động tác đánh cầu.

Cách cầm vợt cầu lông kiểu "V-grip"

  •  Đầu tiên cầm và nghiêng mặt vợt vuông góc 90 độ với mặt đất, sau đó để lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa giống như đang bắt tay.
  • Khép các ngón tay ôm nhẹ quanh cán vợt, ngón cái đặt tựa trên cán vợt, đầu ngon cái hướng thẳng về cán vợt, các ngón trỏ và ngón giữa đặt sao cho cảm giác thoải mái nhất. Nếu cầm vợt đúng, giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ tạo nên một gốc chữ "V".

 Cách cầm vợt cầu lông kiểu "Thumb-grip"

Cách cầm vợt cầu lông này theo đúng kỹ thuật đánh cầu lông, ngón cái có vai trò rất quan trọng.

  •  Đầu tiên, ngón cái được duỗi nhẹ theo cán vợt. Đầu ngón cái đặt tên một cạnh, cho cảm giác ngón cái đẩy cán vợt từ phía sau, chú ý là chỉ đầu ngón cái tựa trên mặt cán vợt, ngón trỏ duỗi nhẹ và ôm theo cán.
  • Vì khớp cổ tay bị giới hạn nhiều, do đó nhược điểm của cách cầm vợt này sẽ không tạo ra được nhiều sức mạnh. Tuy nhiên, rất thích hợp cho những pha chụp lưới trái tay.
  • Tránh trường hợp các bạn nắm chặt vợt như thế này khi đánh cầu. Thật ra đánh cầu các bạn thả lỏng cơ thể, nắm vợt vừa phải khi phông cầu là cầu đã cũng đi tới cuối sân. Chúng ta không cần nắm chặt lại như hình dưới đây sẽ gây căng cứng cơ thể, mất sức khi phông (lốp cầu).

Đây chỉ là cách cầm vợt cầu lông đúng trong bộ môn cầu lông. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng những cách khác. 

Trên lý thuyết là vậy, đôi lúc cần đánh cầu trái tay bạn không thể giữ vị trí cầm này nếu muốn đánh cầu chéo sân được. Bạn phải thay đổi 1 chút để có thể xử lý được đường cầu này. Cũng như khi đập cầu, lúc tiếp xúc cầu bạn cũng phải nắm chặt vợt hơn nếu không muốn vợt bay vào đầu đồng đội.

Nhưng trước khi học những kỹ thuật khác thì đây là kỹ thuật cơ bản, hãy cầm vợt cho đúng và thực hiện động tác phông cầu hay còn gọi là đánh cầu cao xa.

Kỹ thuật di chuyển đánh cầu và đỡ cầu

Di chuyển đơn là khi di chuyển chỉ thay đổi một chân còn chân kia vẫn giữ vững làm trụ. Kỹ thuật này được áp dụng nhiều trong trường hợp đánh cầu bên phải, bên trái, vụt cầu khi đầu đối phương đánh sang rơi gần người. Có thể nói, di chuyển đơn bước là kỹ thuật di chuyển phòng thủ hiệu quả nhất, khi đối phương vụt mạnh gần người.

Di chuyển đơn bước

- Tư thế chuẩn bị khi di chuyển đơn bước:

  • 2 chân dang rộng bằng vai
  • 2 gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp. Người hơi đổ về phía trước, mắt nhìn thẳng, 2 tay co để phía trước.

Từ tư thế này, chúng ta có 2 dạng di chuyển chính là: di chuyển sang ngang và đi chuyển lùi sau

- Di chuyển đơn bước ở tư thế sang ngang (trái, phải)

  • Gót phải/ trái chân làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải/trái, tạo hướng đánh cầu 1 góc khoảng 130 đến 135 độ.
  • Bước chân phải/ trái về sau một bước khoảng 50 đến 80 cm, mũi bàn chân phải/ trái cạm với đường kéo dài từ gót chân phải song song với hướng đánh cầu. Bàn chân sau tạo với hướng đánh cầu một góc 45 độ. Trọng tâm dồn vào chân phải/ trái, người vặn sang phải/ trái, toàn thân ở tư thế đánh cầu.

- Di chuyển đơn bước ở tư thế lùi sau:

Khi nhận thấy điểm rơi của cầu ở sát bàn chân hoặc ở gốc ¼ hình tròn phía sau, nếu ở bên phải thì lấy nửa bàn chân trái làm trụ và ngược lại. Chân phải bước về về phía sau 1 bước rồi phối hợp với kỹ thuật đánh cầu phải.

  • Tiếp đó đạp mạnh chân phải trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.
  • Với chân trái thì ngược lại.

Di chuyển đa bước

Di chuyển đa bước hay di chuyển nhiều bước trong cầu lông là di chuyển có sự thay đổi vị trí của 2 chân và thường từ 2 bước trở lên. Động tác này được sử dụng rất thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của các động tác tay cũng như các dạng chiến thuật.

Đây là một kỹ thuật đa dạng, được dùng để đánh trả những đường cầu ở xa vị trí đứng. Đây là biện pháp phòng thủ và tấn công cơ bản, không thể thiếu trong quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông.

Kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông bao gồm 2 kiểu chính: di chuyển sang ngang và di chuyển lùi, tiến.

- Di chuyển đa bước ở tư thế sang ngang

Đứng ở tư thế chuẩn bị giữa sân (trên vạch trung tâm)

Nếu di chuyển sang phải thì người chơi đạp mạnh chân trái và quay người 90 độ sang  phải, chân trái bước về trước, trọng tâm hạ thấp, 2 gối khuỵu thấp.

Bước tiếp chân phải rồi chân trái và lần lượt như vậy đến bước cuối cùng chính là chân trái chạm mép biên dọc phải.

Trọng tâm dồn vào chân trái, gối chân trái khuỵu nhiều, thân người vặn sang phải ở tư thế đánh cầu phải.

Bước chân cuối là động tác tay lăn vợt về phía trước, sau đó đạp mạnh chân trái đẩy người qua 180 độ để tiếp tục di chuyển theo hướng ngược lại.

- Di chuyển đa bước lùi và tiến

Di chuyển đa bước lùi và tiến là việc thực hiện các bước chạy để đưa cơ thể di chuyển về sau hay trước để đánh cầu.

  • 2 chân luân phiên chạy về sau hoặc tiếp lên trước
  • Kết thúc bước cuối cùng là tư thế đánh cầu phải hoặc trái.

- Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu 

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy trong cầu lông gồm 3 loại chính: nhảy về trước, nhảy có bước đệm và nhảy lên cao vụt, chặn cầu.

Di chuyển bước nhảy về trước

Dùng sức mạnh bộc phát của chân, bật người lên trên về phía trước theo hướng di chuyển.

Chân đưa trước, bước chân vươn dài (thường thì chân đưa về phía trước sẽ cùng với phía tay đánh cầu). Lúc này cơ thể sẽ bay lên một chút.

Khi chạm đất, chân trước khuỵu; trọng tâm dồn vào chân trước.

Người và tay cầm vợt vươn dài về trước hướng đánh cầu.

Đạp mạnh chân phía trước đẩy người trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

Di chuyển bước nhảy có bước đệm

Cách di chuyển này tương tự như cách di chuyển về phía trước, điều khác biệt ở đây chỉ là trong kỹ thuật này có giai đoạn bật và bay.

Khi thực hiện các bước di chuyển này, đầu tiên dùng sức mạnh của 2 chân và bật lên cao về phía di chuyển và đưa cơ thể bay trên không.

Sau đó, nhanh chóng dùng 1 chân tiếp xúc với mặt đất, tiếp tục dùng chân chạm đất bật mạnh, theo quán tính lần bật trước, đưa cơ thể bay nhanh hơn về hương di chuyển.

Chân khác phía với chân mới chạm đất vươn dài về phía trước, khi tiếp xúc với đất thì giống như cách di chuyển nhảy về phía trước, hãy nhanh chóng đạp chân trước và lật cơ thể về tư thế chuẩn bị cơ bản.

Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn cầu

Kỹ thuật này được áp dụng nhiều nhất trong tấn công, cho phép cầu thủ chiếm được chiều cao của đường cầu bay và đánh cầu nhanh hơn, điểm vụt cắm sát lưới hơn.

Động tác này được thực hiện như sau:

Đứng ở tư thế chuẩn bị, dùng sức mạnh bộc phát của chân để bật mạnh cơ thể lên cao.

Khi cảm thấy người lên tới điểm cao nhất thì thực hiện động tác tay đánh cầu và rơi xuống.

Chân chạm đất trước tiên là chân ngược phía với tay cầm vợt. Chân kia hạ xuống tiếp và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

Luyện tập cổ tay dẻo tại nhà

– Bạn có thể sử dụng vợt hoặc 1 chai nước nặng nhẹ tùy vào khả năng của mình sau đó gấp cổ tay đều tưởng tượng như đang thi đấu.

Vợt tập lực tay là loại vợt có hình dạng giống như với vợt thi cấu cầu lông thông thường. Tuy nhiên, loại vợt này có trọng lượng nặng gấp đôi. Một số vận động viên còn quấn thêm dây thép hoặc cao su để cây vợt tập lực tay nặng hơn.

Vợt tập lực tay sẽ khiến cổ tay mỏi hơn khi sử dụng do cơ bắp phải tải nặng và dùng nhiều lực hơn. Thường xuyên luyên tập vợt tập lực tay sẽ giúp cổ tay khỏe mạnh và linh hoạt hơn khi sử dụng các loại vợt thi đấu tiêu chuẩn.

Có nhiều loại vợt tập lực tay trên thị trường với trọng lượng từ 120g đến 180g. Bạn có thể thao khảo các một số cái tên Fleet Skill Training 01 - nặng 120g, vợt Apacs Traning W180 - nặng 180g.

Tập sức mạnh cho cổ tay với tạ

Để tập sức mạnh cho cổ tay khỏe và dẻo phục vụ chơi cầu lông, bạn có thể đến các phòng tập gym. Do các cơ bắp ở cổ tay là các cơ bắp nhỏ, do đó bạn nên tập các bài với tạ nhẹ và số lần nhiều.

Tác dụng của tập sức mạnh cho cổ tay

  • Tập sức mạnh cho cổ tay với tạ sẽ giúp cơ bắp ở cổ tay khỏe hơn.
  • Các bài tập này cững sẽ giúp bạn sử dụng vợt linh hoạt và bền bỉ hơn trong quá trình luyện tập cũng như thí đấu.

Bài tập sức mạnh cho cổ tay với tạ

- Co cổ tay với tạ đơn: 10 - 12 cái x 4 hiệp

- Co cổ tay ngược với tạ đơn: 10 - 12 cái x 4 hiệp

- Đu xà trong tư thế treo: 15 - 20 giây mỗi lần x 5 lần

- Cuốn tạ đơn hình búa: 12 - 15 cái x 4 hiệp

- Tập với dụng cụ bẻ cổ tay: 15 -20 cái x 4 hiệp

Bài tập cổ tay với bóng Power ball

Đây thực chất là một loại thiết bị được thiết kể với trục xoay quán tính bên trong. Khi xoay cổ tay, thiết bị bên trong cũng xoay theo quán tính buộc cổ tay phải xoay theo để giữ tốc độ xoay.

Khi tập với bóng Power ball, cổ tay sẽ phải liên tục hoạt động để duy trì sự xoay quanh trục ở bên trong. Hoạt động này sẽ giúp cổ tay linh hoạt và khỏe hơn. - Người chơi những môn thể thao sử dụng cổ tay khác như bóng rổ, tennis cũng sử dụng Power ball để tập cổ tay.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bóng Power Ball, bạn có thể xem xét và lựa chọn một số sản phẩm như MD buddy 1119, NSD power ball.

Làm thế nào để đập cầu mạnh và chính xác?

Đập cầu lông là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống.

  •  Phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Cầu được đánh càng trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới, buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Do đó, nói chung, đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh có uy lực hơn đập cầu thông thường.
  • Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.
  • Sử dụng cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.
  • Trên cơ sơ cách cầm vợt thuận tay ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gờ nhỏ của cạnh trong.
  • Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm chặt lấy chuôi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bân trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.
  • Khi đưa tao vào cán vợt thay vì ở tư thế bắt tay như cầm vợt thuận tay thì ở phần cầm vợt trái tay, bạn đưa tay vào giống như “nhéo” một ai đó, ngón cái sẽ đè lên cán vợt và có thể tập trung hết lực lên cán vợt.

Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu

Kỹ thuật bỏ nhỏ gồm có cao tay và thấp tay, tùy vào tình huống cụ thể để bỏ nhỏ. Bạn có thể thực hiện theo kỹ thuật dưới đây:

Kỹ thuật bỏ nhỏ trong cầu lông có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau như ve cầu, gài lưới. Những cú bỏ nhỏ này sẽ đưa cầu rơi sát lưới để bắt buộc đối thủ phải di chuyển và có những cú vớt cầu khá là khó, làm bàn đạp cho cú đánh dứt điểm sau đó.

Bỏ nhỏ thuận tay (forehand net shot)

Bỏ nhỏ thuận tay thực hiện theo 3 bước đơn giản.

Cách 1 : Bỏ nhỏ gài lưới thuận tay (Forehand drop shot) ăn điểm tuyệt đối

Bỏ nhỏ gài lưới thuận tay là cách bỏ nhỏ cầu lông đơn giản mà hiệu quả nhất.  Nói đơn giản, cách bỏ nhỏ thuận tay là việc đưa quả cầu đi sát lướt hoặc sát phần giao cầu sang bên phần sân của đối thủ khi quả cầu rơi ở phần bên tay thuận của người chơi.

Để thực hiện được kĩ thuật này,  người chơi cầu lông phải đứng ở phần dưới cùng  của sân bóng đợi quả cầu bay đến gần vị trí đã đứng rồi đánh cầu sang phần sân đối phương.

  • Bước đầu tiên khi chuẩn bị đỡ cầu, hai chân của người chơi phải đứng rộng bằng vai, mắt nhìn theo hướng cầu để phán đoán quỹ đạo đi của quả cầu. Bước chuẩn bị tiếp xúc cầu, lưng người chơi thẳng đứng, chân trụ đưa về phía sau , cách chân trước khoảng 3-4 bước, cả  tay cầm vợt và tay kia đều đưa lên, cách nhau khoảng 2/3 sải.
  • Lúc chạm cầu, cố gắng tạo ra một đường thẳng đứng giữa tay, vợt và thân người.Tiếp sau đó, tạo một lực vừa đủ qua cách gập cổ tay xuống để quả cầu bay theo quỹ đạo parabol ngược, rồi rơi xuống đúng vị trí cần đưa.

Với cách đánh này, nếu thực hiện với tốc độ nhanh, đối thủ sẽ khó có thể kịp phản ứng.Thậm chí nếu kịp phản ứng, lượt tiếp theo , bạn sẽ dễ dàng hạ gục đối thủ do đối thủ đã rơi vào trạng thái bị động.

Bước thứ 1: khuỷu tay

Hãy đưa khuỷu tay của bạn ra phía trước nhằm chuẩn bị cho lượt cầu tiếp theo. Sau đó hãy tạo khoảng trống cho cánh tay và giữ cho vợt và bàn tay cầm vợt ở phía trên cao.

Bước thứ 2: thả lỏng khi cầm cán vợt

Giữ vợt theo kiểu Thump Grip (nếu chưa biết thì hãy xem tại đây) thả lỏng, sao cho vợt hướng xuống để thuận lợi hơn cho bước tiếp theo.

Bước thứ 3: Cổ tay

Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ để vợt đi theo hướng từ dưới lên trên và chạm vào quả cầu. Nhưng bạn hãy chú ý đến lực của mình đừng dùng lực quá mạnh cầu sẽ bay thẳng đến đối thủ, dùng lực nhẹ để cầu vừa đủ để qua lưới và rơi xuống.

Cách 2 : Bỏ nhỏ gài lưới chéo tay (Backhand drop shot) dễ hạ gục đối thủ

Cũng gần tương tự như cách bỏ nhỏ gài lưới thuận tay, bỏ nhỏ gài lưới chéo tay  cũng là một trong những cách bỏ nhỏ khi đánh cầu lông nên học.  Trường hợp thông dụng mà người ta hay dùng cách này đó là lúc quả cầu được đối thủ đưa sang bên phần tay không thuận của người chơi.

Người chơi cũng phải đứng ở phần dưới cùng của sân bóng, các động tác chuẩn bị trước khi chạm bóng cũng như bỏ nhỏ gài lưới thuận tay.  Đến lúc cầu sắp đến người chơi , người chơi quay một góc 120 độ về góc sân trái bóng rơi trái tay thuận.

Chú ý là chân không thuận làm chân trụ, còn chân thuận xoay. Rồi sau đó, người chơi dùng mặt sau của cây vợt , kết hợp với lực xoay của cổ tay, hất quả cầu lên phía trên, chạm với quả cầu 1 góc khoảng 90 độ sao cho để quả cầu bay sang bên phía ở  khoảng phần giao bóng với lưới.

Ưu điểm của cách chơi này là khi bị đối thủ dồn vào thế bắt buộc phải đánh cầu bằng tay thuận ở phía bên trái tay, ta có thể dồn thế bất lợi cho đối thủ bằng một lần bỏ nhỏ đơn giản.

Cách 3 : Một số biến thể của hai cách bỏ nhỏ trên

Hai cách bỏ nhỏ trên là hai cách bỏ nhỏ trong cầu lông thông dụng, ngoài ra còn một số cách bỏ nhỏ đòi hỏi kĩ thuật khó hơn nhưng tạo hiệu quả cao như :  Đập cầu trái tay ( bỏ nhỏ gài lưới chéo tay với lực mạnh hơn ) ; trả cầu sâu bổng trái tay ( trả cầu bằng trái tay nhưng sâu và bổng hơn ) ,…

Tùy từng trường hợp , vận dụng các cách bỏ nhỏ chéo sân cầu lông sẽ cho người chơi nhiều phương án chiến thắng hơn.