Đứt dây chằng chéo ACL - Nỗi lo của các VĐV và người chơi cầu lông phong trào
Để hiểu chấn thương ACL, cần biết cấu tạo đầu gối. Đầu gối là một khớp nối xương đùi, xương chày và xương mác bằng các dây chằng. Khớp gối là khớp lớn nhất cơ thể, chịu toàn bộ tải trọng của người. Nó cũng linh hoạt bậc nhất khi có thể xoay theo nhiều hướng, nhưng cũng phức tạp nhất. Dây chằng chỉ bị tổn hại nhỏ, cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của khớp gối.
Các trường hợp, nguyên nhân gây đứt dây chằng chéo ACL.
Chấn thương đứt dây chằng chéo thường xuyên xảy ra với các VĐV chơi thể thao chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, tuy nó đơn giản nhưng nó để lại một hậu quả rất lớn. Có thể chấm dứt sự nghiệp hay niềm đam mê của mình. Đặc biệt chấn thương đứt dây chằng chéo thường xảy ra với các VĐV, người chơi, cầu lông và bóng đá. Vì hai bộ môn thể thao được rất rát nhiều chơi và tham gia có thể ở mọi lứa tuổi.
-Khi các VĐV cầu lông chuyên nghiệp, người chơi phong trào,tập luyện và thi đấu thực hiện các động tác kỹ thuật khó hoặc đánh và đỡ trả những pha cầu bỏ nhỏ, ve cầu trái tay. đang chạy tốc độ cao dừng lại đột ngột để đón cầu thì điều này có thể dẫn đến đứt dây chằng chéo.
-Trong bóng đá khi đầu gối bị động rất mạnh, chẳng hạn như chặn một cú sút bóng, bạn sẽ bị chấn thương dây chằng chéo trước. Chấn thương cũng có thể xảy ra khi bạn dừng đột ngột, chuyển hướng trong khi đang chạy hoặc tiếp đất sau một cú nhảy. Ngoài ra, căng khớp gối quá mức do té hoặc trượt chân cũng có thể gây ra chấn thương dây chằng chéo trước.
Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra cùng với các chấn thương khác, ví dụ như rách dây chằng chéo trước thường xảy ra cùng với rách một phần dây chằng gối và tổn thương sụn gối. Chấn thương dây chằng chéo trước là loại chấn thương phổ biến trong các bộ môn thể thao. Bởi tính chất phổ biến của chấn thương này mà không ít người bị chấn đứt dây chằng chéo trước, nhưng hầu hết không phải ai cũng biết và ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống như thế nào cả.
Các nhận biết và triệu chứng khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo
-Có thể các bạn nghe thấy tiếng “rắc” ngay sau chấn thương, sau đó gối sưng nề và hạn chế vận động do chảy máu trong bao khớp gối. Dù có được điều trị hay không thì các triệu chứng cũng tự hết sau vài tuần.
Sưng đầu gối trong vòng vài giờ đầu tiên sau chấn thương. Đây có thể là dấu hiệu của chảy máu bên trong khớp gối.
Một thời gian sau, bệnh nhân có những dấu hiệu
-Lỏng gối
Khi các bạn gặp phải chấn thương đứt dây chằng chéo (do chấn thương bị sưng tấy và đau sau 1 vài tuấn cũng hết triệu chứng) nhưng bạn có cảm giác chân bị yếu khi đi lại. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác đi kèm
Bạn sẽ khó khăn đứng trụ một bên gối lỏng
Khi chạy bạn cảm giác sụm chân, dễ vấp ngã
Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác chẹo gối
Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang
Có cảm giác kẹt khớp: Người bị đứt dây chằng chéo trước có cảm giác khớp như bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới trở về trạng thái bình thường được.
-Teo cơ
Đùi bên chấn thương nhỏ dần so với bên lành do teo cơ. Triệu chứng này thường xuất hiện muộn nguyên nhân vì khớp gối lỏng lẻo dẫn đến bạn ít vận động do đau.
Teo cơ dễ xảy ra ở những người ít hoạt động như người chơi phong trào, văn phòng, học sinh… Tuy nhiên đối với vận động viên thể thao chuyên nghiệp, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo, mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.
Cách xử lý khi bị đứt dây chằng chéo.
Khi đang luyện tập hay thi đấu trên sân bạn gặp phải chấn thương đứng dây chằng chéo ALC. Bạn hãy dừng lại mọi hoạt động liên quan đến khớp gối và thực hiện ngay các bước sau.
Nâng chân lên cao hơn tim và thả lỏng toàn bộ cơ thể;
Chườm đá trên đầu gối ít nhất 20 phút và tiếp tục trong vòng 2 giờ;
Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid.
Không cử động đầu gối nếu bạn đã bị một chấn thương nghiêm trọng;
Sử dụng một thanh nẹp để giữ đầu gối thẳng và sau đó bạn dùng gặc chuyên dụng cố định lại chỗ khớp đầu gối.
Khi cố định xong đầu gối bạn phải đến các cơ sở trung tâm y tế để được kiểm tra và điều trị
Bác sĩ điều trị rách dây chằng chéo trước bằng các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật tùy theo nhu cầu của người bệnh. Phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm băng hỗ trợ và vật lý trị liệu. Những phương pháp điều trị này có hiệu quả với những người cao tuổi hoặc người có cường độ hoạt động rất thấp.
Mặt khác, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu:
Bạn là vận động viên và muốn tiếp tục chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao liên quan đến chạy, nhảy;
Bạn bị tổn thương nhiều hơn một dây chằng hoặc sụn ở đầu gối;
Bạn còn trẻ và thích hoạt động;
Các chấn thương ở đầu gối cản trở hoạt động thường ngày của bạn.
Bạn có thể áp dụng nguyên tắc R-I_C_E
R (rest): Hạn chế cử động cổ chân, nằm nghỉ và tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân với đá lạnh.
C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải quanh cổ chân để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch và hạn chế hoạt động của chân.
E (elevation): Nằm kê chân cao khoảng 10- 20 cm giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. (Không kê quá cao, sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân).
Tập luyện sau chấn thương đứt dây chằng chéo
Sau phẫu thuật các VĐV sẽ phải bất động chân phẫu thuật bằng nẹp Zimmer ở tư thế duỗi và đi 2 nạng không chống chân đau trong vòng 3 tuần. Sau mổ bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu:
Quá trình tập vật lý theo từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau mổ
Mang nẹp Zimmer 24/24h trừ khi tập, chườm đá gối chấn thương ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, tập lắc xương bánh chè, tập day sẹo vết mổ để chống dính, tập gồng cơ tĩnh, tháo nẹp tập gấp gối tới 60 độ. Tập nâng chân khỏi mặt giường.
+ Giai đoạn 2: từ tuần thứ 3 - tuần thứ 4
Tập gấp gối tăng dần, tiếp tục tập gồng cơ đùi và cẳng chân với lực cản tăng dần. Sau 3 tuần có thể bỏ nạng và nẹp Zimmer, tập đạp xe trong phòng.
+ Giai đoạn 3: sau 4 tuần
Tiếp tục tập gấp duỗi gối, tập gồng cơ với kháng lực tăng dần, tập lên xuống cầu thang, tập nhún đùi. Tập dáng đi bình thường.
Các VĐV, người chơi chỉ trở lại với thể thao 9 tháng sau mổ.