Dừng ngay khi bạn chưa biết cách xử lý chấn thương đứt dây chằng vai

Dừng ngay việc tập luyện, thi đấu khi bạn chưa biết cách xử lý chấn thương đứt dây chằng vai

16/03/2020 - 14:12 - Tấn Phát

chấn thương đứt dây chằng bả vai

Chấn thương khớp vai là một dạng chấn thương phổ biến, thường gặp ở những người hay chơi hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao. Đặc biệt với các VĐV và người chơi cầu lông, trong quá trình tập luyện và thi đấu, khi thực hiện các động tác, kỹ thuật khó thì chấn thương bả vai rất hay xảy ra. Trong trường hợp chấn thương bả vai nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng không ngờ như cứng khớp, teo cơ, nguy hiểm hơn với các VĐV chuyên nghiệp và người chơi cầu lông phong trào có thể phải chấm dứt sự nghiệp thi đấu, đam mê của mình không chỉ dừng lại ở đó mà chấn thương bả vai còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của các bạn.

Các trường hợp, nguyên nhân nào gây đứt dây chằng bả vai.

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương khớp vai bao gồm.

Vận động quá mức, lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác nào đó, chẳng hạn như bơi lội, chơi quần vợt, tập gym,...;

1.Chấn thương khi chơi cầu lông 

-Khi bạn các VĐV, người chơi cầu lông thực hiện các động tác kỹ thuật khó và cần sức mạnh như đập cầu (Smash). Với kỹ thuật này các VĐV viên cần sử dụng lực của cánh tay rất mạnh và nhanh.

-Hay đón trả cầu trong tư thế bất lợi cần phải sử dụng lực của cánh tay, nhất là các tư thế xoay khớp bả vai 

- Trong quá trình khởi động và làm quen với cầu khi tập luyện cũng như thi đấu chưa kĩ, các cơ khớp chưa làm quen với hoạt động liên tục ở cường độ cao ( trường hợp này hay xảy ra với người chơi phong trào, và người chơi không chuyên)

2.Chấn thương vai khi tập gym 

-Tập luyện quá sức và các bài tập quá nặng;

-Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập thể hình nặng;

Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khỏe để tham gia hoạt động tập luyện;

Kỹ thuật tập luyện không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hoặc xoay vai trong các bài tập gym…

Nguyên nhân dẫn đến dây chằng bả vai

3. Trong hoạt động bơi lội

-Chấn thương này cũng rất hay xảy ra với các VĐV, người tham gia tập luyện và thi đấu trong bơi nội và cụ thể là bơi sải. Các VĐV thi đấu tại nội dung bơi sải nhiều vòng. Hoạt động bơi sải cần cánh tay phải vươn và lực cách tay phải mạnh để người lao về phía trước.

-Khởi động chưa kĩ trước khi xuống nước 

– Sự vận động: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.

– Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

-Với những bệnh nhân lớn tuổi, gân cơ đã bị thoái hóa nên ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ hoặc chỉ với các vận động vai trong sinh hoạt thường ngày quá mức như xách nước, làm vườn... cũng có thể dẫn đến rách gân;

-Chấn thương vai cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân mang vác các vật nặng hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm va đập mạnh đến các khớp ở vai;

Trong tất cả các nguyên có thể dẫn đến chấn thương bả vai thì nguyên nhân chấn thương đứt dây chằng bả vai do chơi cầu lông thường xảy ra nhiều hơn. Vì mức độ phổ biến của môn thể thao này chỉ sau môn thể thao vua bóng đá và một số bộ môn khác. Thêm vào đó bộ môn cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, Chính vì thế các bạn là những người đam mê, người chơi phong trào thì hãy chú ý và tham khảo bài viết này. Đừng bỏ qua nếu như bạn không muốn để lại hậu quả 

Nguyên nhân dẫn đến dây chằng bả vai 2

Cách nhận biết và triệu chứng khi bị đứt dây chằng bả vai.

Dây chằng là một giải mô dai nối hai xương của một khớp lại với nhau, có tính đàn hồi cao và vô cùng dẻo dai. Đứt dây chằng bả vai là một trong những chấn thương thường gặp do tai nạn, do mang vác vật nặng không đúng tư thế, tập luyện thể dục thể thao sai cách hoặc do vấn đề tuổi tác.

Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương, hiểu một cách đơn giản là đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai khi thức dậy hoặc bất ngờ đánh một quả cầu lông đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng đứt dây chằng.

Cách nhận biết đứt dây chằng bả vai

Triệu chứng đầu tiên khi bị đứt dây chằng bả vai đó là xuất hiện cơn đau, sau đó đau đột ngột và dữ dội. Khu vực khớp vai bị đứt dây chằng cũng bị sưng bầm tím lên do máu chảy ra từ đầu dây chằng bị đứt bị ứ đọng lại, điều này cũng có thể khiến cho vai bị bầm tím lâu ngày không khỏi.

Khi bị đứt dây chằng bả vai, các bạn sẽ phải hạn chế tối đa các vận động ở khớp vai do đau và sưng, cũng như để tránh các tổn thương lên bả vai. Hầu như các động tác đưa tay lên cao như chải tóc cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện. Nếu không được điều trị nhanh chóng, khả năng cao là sau khoảng 2 – 3 tuần sẽ xuất hiện hiện tượng teo các cơ xung quanh vai do ít vận động.

Ngoài ra, cơn đau có thể lan xuống cánh tay và có lúc còn lan đến cả vùng lưng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị đứt dây chằng bả vai cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tùy vào độ tuổi và mức độ đứt dây chằng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Cách xử lý khi bị đứt dây chằng bả vai.

-Cách xử lý trên sân thi đấu, hay tập luyện

Khi bị đứt dây chằng bả vai, các VĐV và người chơi thường rất đau, những cơn đau nhói từng đợt và có thể bị sưng tấy đỏ và chuyển dần sang tím. Vì vậy các bạn phải dừng ngay luyện tập, thi đấu. ngưng tất cả các vận động đến bả vai( Nếu vận động sẽ gây tổn thương đến bả vai, gây hậu quả không lường)

xử lý khi bị chấn thương đứt dây chằng bả vai

Có thể dùng đá lạnh chườm xung quanh bả vai, dùng este làm giảm cơn đau ngay lập tức

Cố định bả vai bằng garo chuyên dụng hoặc các loại băng gạc

Và các bạn nhanh chóng đến các trung tâm ý tế gần nhất để khám và điều trị 

-Cách xử lý tại nhà

Phẫu thuật được chỉ định để giải quyết các vấn đề khớp vai trong trường hợp tập vật lý trị liệu thời gian dài không có hiệu quả tiến triển. Trong khi phẫu thuật nội soi khớp vai nhằm loại bỏ các mô sẹo hoặc sửa chữa mô bị rách, thì mổ hở giúp phục hồi những tổn thương rộng và nặng nề, ví dụ như rách gân cơ rộng, gãy xương hoặc thay khớp vai.

Sau khi được đưa đi phẫu thuật nối dây chằng bả vai thì các bạn cần biết cách xử lý chấn thương sau phẫu thuật tại nhà.Những phương pháp điều trị đứt dây chằng bả vai đơn giản tại nhà bao gồm:

Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau và thường xuyên

Tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến khớp bả vai

Hạn chế các hành động giơ tay lên cao

Chườm lạnh lên vị trí đau trong khoảng thời gian 15-20 phút và 3 lần/ngày

Sử dụng những bài tập vật lý trị liệu như massage, châm cứu, xoa bóp

xử lý khi bị chấn thương đứt dây chằng bả vai 3

Điều trị bằng thuốc

Những loại thuốc điều trị và giảm đau khớp bả vai bao gồm:

Thuốc chống viêm, giảm đau có kê toa

Tiêm thuốc gây tê hoặc steroid để giảm đau

Có thể sử dụng thuốc kê toa như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticosteroid.

-Áp dụng nguyên tắc R-I-C-E

Tập luyện sau chấn thương đứt dây chằng bả vai.

Sau khoảng thời gian nghỉ dưỡng và điều trị chấn thương giãn dây chằng các bạn phải trải qua thời gian điều trị vật lý trị liệu trong một khoảng thời gian nữa, nên các bạn cần có sự kiên trì và thời gian 

Ngoài ra các bạn có thể tập luyện bả vai và cánh tay một cách nhẹ nhàng

điều trị đứt dây chằng bả vai

-Như cầm nắm vật nhẹ( nâng bát cơm, cầm đũa ăn)

-Tiếp đó các bạn dần làm quen lại với vợt cầu lông, chỉ với những động tác nhẹ nhàng cầm nắm vợt bình thường cho chắc

-Sau một khoảng thời gian làm quen với vợt các bạn thực hiện tiếp nâng và hạ vợt đưa vợt nhẹ nhàng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới lặp lại nhiều lần

-Khi bạn thực hiện các bước trên mà không cảm thấy đau ở dây chằng thì  bạn tiếp tục thực hiện các động tác kỹ thuật khó nhưng ở cường độ thấp như ve cầu thuận tay và trái tay.

Việc tập luyện này đơn giản nhưng ban phải đảm bảo tính kiên trì và thời gian các vận động cùng với vợt bạn nên làm quen dần thời gian dài và nâng cường độ luyện tập dần dần

Chúc các bạn thành công !!!