Chiến thuật để đánh đôi trong cầu lông hiệu quả
Chiến thuật trong thi đấu là một vấn đề quan trọng và là mấu chốt trong các cuộc thi đấu thể thao nói chung và bộ môn cầu lông nói riêng đặc biệt hơn là chiến thuật trong thi đấu cầu lông đôi. Chiến thuật đó như thế nào thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết nhé.
Ngoài những chiến thuật của mỗi huấn luyện viên cho từng vận động viên cho từng trận thi đấu cho từng đối thủ, mà còn nằm ở kỹ thuật, chiến thuật của mỗi cá nhân vận động viên đưa ra khi vào trận thi đấu.
Chính vì thế mà chiến thuật trước mỗi trận thi đấu cầu lông đôi cần được thống nhất giữa 2 vận động viên đánh cặp. khi chiến thuật thống nhất thì mới có thể phát huy sức mạnh của cả 2 người chơi trong thi đấu cũng như trong luyện tập.
Hơn nữa đấu đôi là hình thức khá phổ biến nhất hiện nay trong thi đấu cầu lông, đặc biệt những người chơi phong trào thì thật sự là rất quen thuộc. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu chiến thuật đó như thế nào nhé.
1. Tấn công trong kỹ thuật cầu lông đánh đôi
Khi trong tư thế tấn công, hai người chơi sẽ đứng ở vị trí trên – dưới.Người phía dưới lúc này có nhiệm vụ thủ toàn bộ tuyến dưới sân tức là bao sân nhiều hơn so với người phía trên.
Người phía sau sẽ thực hiện những kỹ thuật:
– Đập cầu: Là hình kỹ thuật ghi điểm chủ yếu trong cầu lông.Bạn có thể đập vào giữa 2 đối thủ, xa vị trí đối thủ hoặc trực tiếp vào người của đối thủ bạn. Tuy nhiên, hãy hạn chế mãi đập cầu sẽ tổn hao sức lực của bạn.
– Bỏ nhỏ: Đôi khi những pha đập cầu sẽ khiến bạn đuối sức, thì những pha bỏ nhỏ, gài lưới sẽ là lựa chọn thích hợp.
– Chụp lưới: Nếu bạn thực hiện tốt, bạn sẽ không cho đối phương có cơ hội để phòng thủ.
– Gài lưới: Cú đánh này thường không hạ gục đối phương ngay lập tức, nhưng khả năng buộc đối phương phải trả cầu một cách hớ hênh để nhận lấy một cú chụp lưới hoặc một cú đập cầu ngay sau đó.
– Tạt cầu: Một khi cầu đã qua những vẫn còn bay trên lưới, những cú tạt cầu của người chơi đứng trước luôn khiến đối thủ phải khổ sở và lộ điểm yếu.
2. Phòng thủ trong kỹ thuật cầu lông đôi
Khi trong tư thế phòng thủ, hai người chơi sẽ đứng ở tư thế song song, tức dàn hàng ngang bên phải bên trái.
– Đánh tạt cầu: Đây là lựa chọn cực kỳ hợp lý trong cách đánh cầu lông đôi để bạn chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công. Lúc này, cố gắng đưa cầu vượt qua tầm khống chế và rơi ngay phía sau lưng của người đứng trước.
– Gài lưới: Động tác phòng thủ này rất hiệu quả khi đối phương đứng xa lưới, tuy nhiên, động tác của bạn phải thật chuẩn xác và “ổn”. Nếu gài lưới quá bổng hoặc quá xa, vô tình tạo điều kiện cho đối phương những pha đập cầu chất lượng. Điều quan trọng là bạn gài lưới thì phải bám lưới, vì đồng đội sẽ không biết cú đánh của bạn thế nào, đường cầu bay ra sao, rất khó phản ứng nếu đối phương kịp tung ra những pha gài lưới tương tự.
– Đẩy cầu nửa sân: Cú đánh này khá tương tự với tạt cầu, tuy nhiên mục đích của nó chỉ là đưa cầu qua phần sân đối phương, hiệu quả khi người đứng trên tiến quá sát lưới. Dù sẽ khá khó để qua tay người đứng trên nhưng nếu thành công, khả năng đối thủ sẽ tặng cho bạn một cơ hội đập cầu với pha giở cầu cao của họ.
- Đè lưới: là kỹ thuật phòng thủ khi bị đối phương ép. Đây cũng là một cách để thay đổi chiến thuật khi bạn đang phòng thủ và có thể tấn công được. Với 3 vị trí mà đè lưới hướng đến là đè lưới, đè đờ mi và đè dài cầu về cuối sân sẽ giúp bạn dần dần thay đổi vị trí cũng như tình hình trong một pha cầu.
3.Một số lỗi thường gặp trong đánh đôi
Sau những kỹ thuật thì người chơi cần hạn chế một số lỗi thường gặp trong đánh cầu lông đôi nhé.
- Kỹ thuật di chuyển quá kém.
Trong tập luyện hay thi đấu cầu lông đơn hay cầu lông đôi thì kỹ thuật di chuyển đóng một vài trò vô cùng quan trọng. Khi bạn di chuyển kém khiến bạn thường xuyên chậm chạp, mau mệt và mất sức, dễ mất thăng bằng hay bị té và rất dễ va chạm với bạn đồng đội và để lộ những khoảng trống trên sân cho đối phương.
- Thích quay đầu nhìn ra phía sau.
Đây là thói quen sai lầm của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới chơi. Trong đánh đôi thì đòi hỏi tốc độ chơi rất nhanh. Bạn sẽ không có đủ thời gian để vừa quan sát đối phương vừa quan sát bạn mình và bạn mất tập trung, không ứng phó kịp tình huống. Nguy hiểm hơn là rất có thể có lúc bạn “ăn” một cú đập cầu của bạn đồng đội vào mặt hay thậm chí vào mắt!
- Thực hiện nhiều những đường cầu chéo sân.
Đánh cầu chéo sân là một chiến thuật hay, tuy nhiên nếu lợi dụng nó quá mức có thể sẽ phản tác dụng cho bạn.
– Bạn sẽ bị bắt bài và mất đi tính bất ngờ trong đường cầu. Đối thủ của bạn sẽ thừa sức phán đoán cú đánh tiếp theo của bạn là gì và lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để đón đánh đường cầu từ bạn.
– Với đường cầu chéo sân, vì trái cầu phải di chuyển qua một quãng đường dài hơn, nên ở cuối hành trình của mình trái cầu đã đi chậm lại, ít lực. Thêm vào đó đối thủ của bạn có nhiều thời gian hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đối phương đánh trả ít mắc sai sót.
Vì thế, đừng để cho đối phương bắt bài, đa dạng lối đánh, đường cầu gây khó khăn trong phán đoán của đối thủ.
- Nâng cầu bổng quá nhiều.
Nâng cầu bổng rất thích hợp khi bạn bị thất thế và cần có nhiều thời gian để trở về vị trí chuẩn bị trên sân đón cú đánh tiếp theo của đối thủ. Tuy nhiên, với những pha nâng cầu bổng thì đó là cơ hội rất tốt cho đối thủ với những cú đánh đầy uy lực và dành thế tấn công. Do vậy nếu bạn thường xuyên chỉ đánh cầu bổng, bạn đã dâng cơ hội chiến thắng cho đối phương.
Không nên có quá nhiều pha nâng cầu bổng mà bạn phải thường xuyên đánh cầu đi xuống như: đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới…
Qua bài viết trên, hi vọng các bạn cùng đồng đội đã tìm được cho mình những lối đánh mới và chính xác hơn, từ đó hiệu quả hơn trong luyện tập và thì đấu. Chúc các bạn thành công.