Chấn thương gót chân- Viêm gân Asin

Gân Asin (Achilles tendon) là vùng gân nối liền giữa xương gót chân với các cơ bắp chân. Khi co duỗi chân hay bước đi, các gân bắp chân và gân Asin phối hợp để kéo bàn chân, nhờ vậy chúng ta có thể điều khiển bàn chân mình theo các hướng tùy ý.

18/02/2020 - 11:45 - Tấn Phát

 Viêm gân Áin

Gân Asin, hay gân gót cổ chân là dây gân lớn nhất trong cơ thể, nối liền các cơ vùng bắp chân (calf muscles) với xương gót, và có vai trò quan trọng Gân Asin (Achilles tendon) là vùng gân nối liền giữa xương gót chân với các cơ bắp chân. Khi co duỗi chân hay bước đi, các gân bắp chân và gân Asin phối hợp để kéo bàn chân, nhờ vậy chúng ta có thể điều khiển bàn chân mình theo các hướng tùy ý. Gân Asin, hay gân gót cổ chân là dây gân lớn nhất trong cơ thể, nối liền các cơ vùng bắp chân (calf muscles) với xương gót, và có vai trò quan trọng trong các vận động đi, chạy, nhảy, gấp duỗi cổ chân

Viêm gân Asin hay gặp nhất ở người chạy bộ tăng khối lượng luyện tập đột ngột (cả thời lượng lẫn cường độ). Tình trạng căng cơ bắp chuối kèm theo đồng thời một khối lượng vận động lớn sẽ tạo thêm áp lực lớn vào gân gót. Đặc biệt, những bạn chạy giày đế mỏng (minimalist) thì vùng bắp chuối phải làm việc nhiều hơn. Nếu không cho cơ thể có thời gian làm quen thì sẽ dẫn tới quá tải và viêm gân Asin.

Chân thương gân Asin

Tình trạng này cũng hay gặp ở người tuổi trung niên khi chơi các môn thể thao (quần vợt, cầu lông, bóng rổ) vào ngày cuối tuần. Gân gót “yếu” dần khi lớn tuổi. Do vậy dễ bị chấn thương nếu vận động mạnh (chơi thể thao) một cách không thường xuyên.

Đa số các trường hợp viêm gân Asin có thể được điều trị khá đơn giản. Viêm gân Asin nặng có thể dẫn tới đứt gân và cần phẫu thuật.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình của viêm gân Asin là cảm giác đau ở gân gót và gần cổ chân sau khi tập chạy. Cơn đau tăng lên khi chạy nhanh, leo cầu thang, hoặc đứng kiễng chân.

Các biểu hiện khác bao gồm:

Đau và căng cứng nơi gân gót vào buổi sáng.

Có dấu hiệu dày lên của gân gót (ở vùng giữa gân gót hay gần xương gót).

Thường có sưng phù vùng gót, và phù nề càng nhiều hơn nếu trong ngày có vận động chân nhiều.

Chụp phịm x-quang có thể thấy gai xương gót.

Phim chup Xquang thấy gai gót chân

Siêu âm vùng cổ chân thấy có tụ dịch quanh khu vực gân Asin, sợi gân phù nề và dày lên.

Chụp cộng hưởng từ khớp cổ chân (MRI): mô tả chính xác tình trạng gân Asin

Điều trị

Biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chống viêm và giảm đau

Nghỉ ngơi (Rest)

Phải giảm vận động hay thậm chí bỏ hẳn các vận động tác động trực tiếp lên gân gót đang bị viêm. Việc này giúp làm giảm đau và giảm sưng nhanh chóng, đồng thời không để tình trạng trở nên nặng hơn. Bơi lội hay đạp xe đạp cũng là cách duy trì sự tập luyện sức khỏe những không tạo lực mạnh tác động trực tiếp lên gân gót.

Chườm đá (Ice)

điều trị chấn thương Asin bằng cách chườm đá

Chườm đá lên vùng gân gót bị sưng (không để đá tiếp xúc trực tiếp với da). Mỗi lần chườm có thể kéo dài đến 20 phút hay khi da đã bị tê. Có thể lặp lại việc chườm đá suốt cả ngày.

Dùng các thuốc kháng viêm không có steroid

Có thể dùng đường tại chỗ như dùng miếng dán Salonpas (có chứa ASA giảm đau)

Thuốc dùng đường toàn thân có rất nhiều lựa chọn, như ibuprofen 400 mg, Voltaren 50 mg x 2 viên/ngày, Mobic 7,5 mg 1 viên/ngày.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, nhất là những trường hợp sử dụng thuốc kéo dài. Lưu ý rằng các thuốc này đều gây kích ứng dạ dày ở các mức độ khác nhau, nặng nhất có thể gây chảy máu dạ dày. Do đó không được dùng nếu bạn có tiền sử viêm dạ dày hoặc hay uống rượu bia.

Tiêm corticoid

Corticoid là một thuốc chống viêm mạnh, có thể được chỉ định tiêm vào vùng quanh gân gót để giảm triệu chứng viêm. Thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ (tăng huyết áp, loãng xương, chảy máu dạ dày, suy thượng thận, nhiễm khuẩn khi tiêm) và chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định và trực tiếp thực hiện của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng viêm vẫn kéo dài dai dẳng, rất có thể gân Asin của bạn đã bị tổn thương nặng (rách, đứt). Khi đó cần xử trí bằng phẫu thuật.

Một số bài tập tăng cường gân Asin

Tập căng cơ bắp chuối (calf stretch)

Động tác này giúp tăng sức mạnh lên cơ bắp chuối và giảm lực đè ép lên gân gót. Hai tay chống vào tường với một chân duỗi thẳng gối, gót đặt sát sàn. Chân còn lại bước tới trước, hơi khuỵu gối. Để căng cơ bắp chuối, đẩy hông ra trước, chậm chạp hơi khuỵu gối xuống một chút nữa. Giữ nguyên tư thế đó 10 giây, sau đó trở về tư thế nghỉ (vẫn chân trước chân sau không gắng sức). Lập lại động tác 20 lần cho mỗi chân.

Tập nâng gót hai chân (bilateral heel drop)

bài tạp căng cơ bắp chuối

Đứng ở ngoài bìa của bậc thang (nửa bàn chân trong bậc thang, nửa bàn chân ở ngoài) hoặc, đứng như vậy ở một bậc cao. Tay vịn vào tay thang để giữ thăng bằng. Nhấc hai gót để nâng thân mình lên (nhón gót), rồi lại hạ xuống thấp đến mức có thể được (không để gót chạm đất). Lập lại động tác 20 lần một cách chậm rãi. Khi cảm thấy đau nơi bắp chân và gân gót, hãy tăng độ khó bằng cách cầm thêm vật nặng nhỏ nơi tay.

Mang giày chạy đế dày, mềm (supportive shoes)

Các loại giày thể thao mềm ở vùng gót sẽ giúp gân gót cảm thấy “êm” hơn (ít bị kích thích).

 Nguồn: https://thethaovn365.com