Chấn thương đứt dây chằng chéo- Đứt dây chằng ACL
Chấn thương đứt dây chằng chéo ACL(Anterior Cruciate Ligament) là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao,tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt.
Tại Mỹ hàng năm có khoảng 250000 người bị tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị chấn thương đầu gối mà nhất là tại dây chằng khớp gối là khá cao, phổ biến nhất là ở nam giới. Đối tượng thường gặp chấn thương gối là những người hay tham gia các hoạt động thể thao di chuyển nhiều với cường độ cao, như bóng đá, cầu lông, tennis,... và cả những công nhân lao động nặng nhọc.trong hơn nửa đó phải điều trị bằng phẫu thuật, khoảng 50% những tổn thương ACL có kèm theo những tổn thương khác như rách sụn chêm,bong sụn khớp,tổn thương dây chằng chéo sau, phù tủy xương.Theo ước tính thì trong lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp cũng như thể thao phong trào thì những chấn thương dây chằng là phổ biến đặc biệt gặp ở một số môn như: bóng đá,cầu lông, karate, bóng rổ,bóng chuyền,… Vậy nguyên nhân là do đâu?.
Nguyên Nhân
Khớp gối là một khớp rất quan trọng với cơ thể, vì hầu hết các cử động đều liên quan đến vùng đầu gối dù ít hay nhiều. Bên cạnh đó, khớp gối còn có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị đau nhức, khó chịu, thậm chí là chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như đứt dây chằng khớp gối: chéo trước, chéo sau, bên trong hay bên ngoài.
Đặc biệt, dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương trong một số tình huống vận động sau đây:
Dừng lại đột ngột
Thay đổi hướng quá nhanh
Tiếp đất không tốt sau khi nhảy;
Va chạm hoặc tiếp xúc trực tiếp với lực mạnh, ví dụ như va đập đầu gối vào vật cứng hoặc té đập đầu gối xuống đất trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng các vận động viên nữ có tỷ lệ bị đứt dây chằng chéo trước cao hơn hơn so với vận động viên nam trong một số môn thể thao nhất định. Nguyên nhân là do nam và nữ có sự khác biệt trong đặc điểm thể chất, sức mạnh cơ bắp và hoạt động thần kinh - cơ. Một số nguyên nhân khác bao gồm sự khác nhau trong trục xương chậu - chi dưới, làm cho dây chằng có xu hướng trở nên lỏng lẻo hơn. Hơn nữa, sự tác động của nội tiết tố estrogen ở nữ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tính chất của dây chằng.
Về mức độ, tổn thương đa dây chằng khớp gối được xếp vào loại tổn thương rất nặng, thường gặp ở người bị tai nạn giao thông kiểu xe máy đè lên chân, thỉnh thoảng còn gặp trong chấn thương thể thao cường độ cao như cầu thủ đá banh chuyên nghiệp.
Có khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước do nguyên nhân chấn thương gián tiếp, trong khi khoảng 30% do chấn thương trực tiếp.
Triệu chứng.
Chấn thương đứt dây chằng ACL khiến khớp gối bị trật, lệch trục. và có những triệu chứng như sau
• Sưng và đau vùng gối:
Chúng ta có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù có điều trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết.
• Lỏng gối.
- Khi bị chấn thương đứt dây chằng chéo chúng ta có cảm giác chân yếu khi đi lại.
- Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng.
- Khi chạy nhanh có cảm giác khó điều khiển chân, dễ vấp ngã.
- Khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang.
• Teo cơ.
Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều.
g lẻo dẫn đến bệnh nhân ít vận động do đau.
Teo cơ dễ xảy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên đối với vận động viên thể thao, triệu chứng lỏng gối thường biểu hiện không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo, mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.
Điều trị.
Ngay khi phát hiện mình đã bị chấn thương đứt đây chằng chéo ACL lập tức phải ngưng, nghỉ vận động tập luyện. Và chuyển ngay đến các trung tâm ý tế bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng về sau.
Khi bạn bị đứt dây chằng chéo đầu gối, cách điều trị tốt nhất là bạn nên phẫu thuật tái tạo dây chằng bị đứt, từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi dây chằng bị đứt là thời gian thích hợp.
Đối với trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước( ACL) hoàn toàn, thực hiện phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước để chức năng khớp gối được cải thiện và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt dây chằng chéo trước gây ra.
Đặc biệt sau mổ, bạn phải tập phục hồi chức năng để giúp dây chằng mới được máu nuôi sống tốt, khỏe, đủ để giữ vững khớp gối. Nếu bạn luyện tập không đúng phương pháp, dây chằng mới sẽ bị chết.
Luyện tập sau phẫu thuật.
Sau mổ người bị chấn thương đứt dây chằng chéo sẽ được bất động chân phẫu thuật bằng nẹp Zimmer ở tư thế duỗi và đi 2 nạng không chống chân đau trong vòng 3 tuần. Sau mổ bạn sẽ được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn chườm đá chống sưng nề và tập vật lý trị liệu:
Quá trình tập vật lý theo từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau mổ
Mang nẹp Zimmer 24/24h trừ khi tập, chườm đá gối chấn thương ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 5-10 phút, tập lắc xương bánh chè, tập day sẹo vết mổ để chống dính, tập gồng cơ tĩnh, tháo nẹp tập gấp gối tới 60 độ. Tập nâng chân khỏi mặt giường.
+ Giai đoạn 2: từ tuần thứ 3 - tuần thứ 4
Tập gấp gối tăng dần, tiếp tục tập gồng cơ đùi và cẳng chân với lực cản tăng dần. Sau 3 tuần có thể bỏ nạng và nẹp Zimmer, tập đạp xe trong phòng.
+ Giai đoạn 3: sau 4 tuần
Tiếp tục tập gấp duỗi gối, tập gồng cơ với kháng lực tăng dần, tập lên xuống cầu thang, tập nhún đùi. Tập dáng đi bình thường.
Và bạn có thể trở lại với thể thao 9 tháng sau mổ