Chấn thương cổ chân- Chấn thương lật sơ mi cổ chân
Khớp cổ chân được tạo bởi 3 xương tibia, fibula, talus, và được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng (ligaments). Các dây chằng có nhiệm vụ giúp cổ chân hoạt động trong tư thế cân bằng, vững chắc. Nếu các dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách, cổ chân sẽ kém vững, bàn chân sẽ lệch ra ngoài hoặc vào trong, ít hay nhiều tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng.
Chấn thương xảy ra nặng hơn, các xương tạo nên khớp cổ chân còn có thể bị gãy. Có thể chấn thương cổ chân do các chấn thương sau gay ra như Bong gân cổ (chân sẽ bị lệch sang 1 bên gây sưng là đau, khó đi lại) và Lật sơ mi – rách hoặc dãn dây chằng: lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách. Có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt. Đặc biệt với những người chơi thể thao thì chấn Thương Lật Sơ Mi Cổ Chân xảy ra thường xuyên và cực kỳ Nguy Hiểm.
Lật sơ mi hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng rách hoặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân. Khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân.
Nguyên nhân dẫn đến lật sơ mi cổ chân:
Thường gặp với những người chơi thể thao cần có tốc độ di chuyển nhanh như: bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông, chạy. ...
Đặc biệt trong bộ môn cầu lông thì đây là chấn thương thường gặp nhất đối với các VĐV. Do phải di chuyển nhanh và nhiều, cần có độ khéo léo và bật cao đập cầu hoặc sử dụng các kỹ thuật đánh cầu khó( đánh cầu trái tay).
Dấu hiệu.
Lật sơ mi – rách hoặc dãn dây chằng: lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách. Có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt. Khó đi lại và hoạt động cổ chân. Có thể sưng hơn trên gối. Ngay dưới da là xương và bao khớp. Ðây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi. Vì vậy vùng này dễ chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nổi lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim. Có trường hợp đau ít và không kéo dài, thường là cảm giác thốn. Ngay cả khi bị gãy xương, đau chỉ xuất hiện trong tuần lễ đầu. Ðó cũng là lý do khiến người ta ít chú ý đến tổn thương. Và giới hạn cử động cổ chân như gấp lòng hay gấp lưng bàn chân sẽ làm người bệnh có dáng đi khập khiễng. Nếu biến chứng này xảy ra sau chấn thương, nhiều khả năng có tổn thương xương khớp ở cổ chân.
Cách điều trị.
Nếu bạn xử lý không đúng cách có thể khiến chấn thương trở nên nặng hơn. Chính vì vậy bạn cần chữa và điều trị đúng quy trình để tránh ảnh hưởng về sau.
Phải Xử lý ban đầu khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất đó là phải dừng tập luyện và vận động ngay khi chấn thương. Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút. Dùng băng ép cổ chân và gác chân lên cao.
Hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị từ các bác sĩ.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh) hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…) + một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ để làm giảm các cơn đau.
Hạn chế đi lại trong 1 đến 1 tuần đầu sau chấn thương. Tích cực chườm đá 3-4 lần/ngày. Bỏ đá vào xô nước và ngâm chân đau khoảng 20p/lần.
Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (nhưng chỉ làm khi có hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện).
Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng, nếu nặng hơn thì cần dùng các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt.
Các bài tập sau chấn thương lật sơ mi.
Trong giai đoạn phục hồi khi đã bình phục chấn thương. Các bạn nên tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để nhanh chóng được ra sân như sau:
Bài tập 1 : Kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần
Bài tập 2 : Kéo dãn chân: đứng chống tay sát tường, 10 lần, 3 lần ngày
Bài tập 3 : Tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần
Bài tập 4 : Tập ván thăng bằng 5 – 10 phút, 3 lần ngày
Các bài tập này, có tác dụng giúp chân bạn phục hồi hoàn toàn và tránh được những vận động mạnh gây chấn thương sau đó.