Chấn thương bả vai- Chấn thương đứt đây chằng

Chấn thương đứt dây chằng bả vai là một dạng chấn thương phổ biến, thường gặp ở những người hay chơi hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao. Trường hợp chấn thương đứt dây chằng bả vai nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng không ngờ như cứng khớp, teo cơ,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

02/03/2020 - 14:56 - Tấn Phát

Chấn thương đứt dây chằng bả vaiCấu trúc vùng của vùng vai.

Khớp vai có khung xương cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai, và chỏm xương cánh tay. Các xương này khớp với nhau tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ bằng các dây chằng và bao khớp. Và bọc lấy khung xương này là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Giữa mỏm cùng xương bả vai và gân cơ chóp xoay có 1 túi hoạt dịch giúp gân cơ không bị xương cọ xát khi vận động.

Khớp vai chỉ vận động một cách linh hoạt, uyển chuyển khi khung xương vững chắc, các khớp trơn tru và các gân cơ khỏe mạnh.

Chấn thương đứt dây chằng bả vai.

Trong các loại chấn thương vùng vai do chơi thể thao thì chấn thương đứt dây chằng bả vai là một trong những chấn thương nghiêm trọng và để lại hậu quả rất lớn. Đối với các VĐV viên chuyên nghiệp có thể sẽ phải chấm dứt sự nghiệp thi đấu của mình. Dây chằng bả vai tuy là khớp linh hoạt nhất cơ thể và cho phép cánh tay tự do di chuyển, nhưng đồng thời cũng khiến xương vai dễ bị tổn thương mô mềm. Có một số yếu tố gây ra chấn thương dây chằng bả vai.

chấn thương đứt dây chằng do chơi cầu lông

Vì chấn thương đứt dây chằng bả vai là chấn thương xuyên xảy ra đối với người chơi thể thao. Tuy chấn thương rất bình nhưng nó có thể để lại hậu quả rất lớn với người chơi thể thao đặc biệt là các VĐV, người chơi  môn cầu lông. Trong quá trình thi đấu và tập luyện các kỹ thuật khó như Smash, ve cầu trái tay, và đập cầu trái tay. Thì chấn thương này luôn có thể xảy ra nếu như thực hiện sai kỹ thuật. Chính vì thế hôm nay chúng tôi và các bạn cùng tìm hiểu về chấn thương này.

Nguyên nhân gây đứt dây chằng bả vai.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương đứt dây chằng bả vai.

Vận động quá mức, lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác nào đó, chẳng hạn như bơi lội, chơi quần vợt, cầu lông,...;

Chấn thương vai cũng có thể xảy ra khi chúng ta mang vác các vật nặng hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm va đập mạnh đến các khớp ở vai;

Với những những lớn tuổi, gân cơ đã bị thoái hóa nên ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ hoặc chỉ với các vận động vai trong sinh hoạt thường ngày quá mức như xách nước, làm vườn... cũng có thể dẫn đến rách gân;

Chấn thương vai trong tập luyện cầu lông.

Tập luyện các kỹ thuật khó khi các kỹ thuật cơ bản chưa tập luyện thuần thục;

Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập kỹ thuật khó;

Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khỏe để tham gia hoạt động tập luyện;

Kỹ thuật tập luyện không đúng ở những động tác đánh, đập,ve cầu hoặc xoay vai trong các bài tập luyện.

Chấn thương đứt dây chằng bả vai do chơi cầu lông

Triệu chứng đứt dây chằng bả vai 

Triệu chứng đứt dây chằng bả vai xuất hiện sớm nhất trong mọi trường hợp là cơn đau vai xuất hiện đột ngột và dữ dội. Bên cạnh đó, những triệu chứng đứt dây chằng bả vai khác bao gồm:

-Sưng khớp vai

-Vai bị bầm tím

-Hạn chế vận động ở khớp vai

-Xuất hiện teo cơ xung quanh vai nếu không được điều trị 2-3 tuần.

Trong khi đứt dây chằng vai thường hay gặp ở những vận động viên thể thao nhất là trong cầu lông, trong luyện tập và thi đấu những kỹ thuật  đòi hỏi tác động lực mạnh như đập cầu,hoặc đánh cầu trái tay, thì chấn thương xảy ra tương đối phổ biến hơn với người chơi các môn thể thao khác. Giãn dây chằng bả vai gây khó chịu, đau đớn, mệt mỏi cho bệnh nhân. Tùy theo mức độ mà cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay và lưng với biểu hiện ngày càng dữ dội, người bệnh dễ bị trật khớp vai thường xuyên hơn. Chấn thương này tuy không nguy hiểm và chỉ là triệu chứng nhất thời, nhưng hậu quả, điều trị cũng khá phức tạp, đòi hỏi phải kiên nhẫn lâu dài với phương pháp chính xác.

Phương pháp điều trị.

Khi bị chấn thương khớp vai, các bạn sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,... hoặc không thể tham gia khiêng vác các đồ vật nặng như thường ngày. Trong giai đoạn này các bạn sẽ cảm thấy thiếu sức lực khi giơ cánh tay ra 4 hướng, vai bị cứng, đôi khi cảm thấy cánh tay có thể bị trượt ra khỏi ổ khớp vai. Do vậy khi bạn bị chấn thương đứt dây chằng bả vai, ngay lập tức bạn phải dừng ngay mọi hoạt động liên quan đến vận động bả vai. Sơ cứu ngay lập tức. Và chuyển ngay đến bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khỏe để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán.

điều trị chấn thương đứt dây chằng bả vai

Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị chấn thương đứt dây chằng bả vai, mang tính chất ít xâm lấn với đường mổ nhỏ như nội soi khâu gân cơ chóp xoay, khâu sụn viền, tái tạo dây chằng. Tùy thuộc vào từng loại chấn thương

-Có tới 90% các trường hợp chấn thương đáp ứng với điều trị thông thường, trong đó có dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhằm kháng viêm giảm sưng, yêu cầu chích thuốc tê hoặc corticoid để giảm đau cho người bệnh. Các bạn cần lưu ý không nên tự ý lạm dụng thuốc tại nhà giảm đau mà phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

-Phẫu thuật được chỉ định để giải quyết các vấn đề khớp vai trong trường hợp tập vật lý trị liệu thời gian dài không có hiệu quả tiến triển. Trong khi phẫu thuật nội soi khớp vai nhằm loại bỏ các mô sẹo hoặc sửa chữa mô bị rách, thì mổ hở giúp phục hồi những tổn thương rộng và nặng nề, ví dụ như rách gân cơ rộng, gãy xương hoặc thay khớp vai.

Kết hợp vật lý trị liệu và một vài bài tập cơ bản sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục khớp vai bị chấn thương. Không nên lạm dụng thuốc trị đau khớp vai vì nó gây hại cho xương và có thể cản trở quá trình hồi phục tận gốc của chấn thương.

-Trong các trường hợp nặng

1.Ngừng các hoạt động phải khiêng vác nặng trong một thời gian;

2.Chườm đá vùng vai bị đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút;

3.Nên tắm nước nóng toàn thân

4.Có thể dùng các loại gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen. 5.Loại gel này thoa tại chỗ 2-3 lần ngày, nó có tác dụng giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm;

6.Treo tay lên nếu bị đau nhiều và chấn thương mạnh;

7.Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu;

Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau;

8.Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và chẩn đoán sớm để có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

Tập luyện sau chấn thương đứt dây chằng bả vai.

Tập luyện sau chấn thương là một quá trình cần có sự kiên trì nhất nếu như bạn không muốn trở lại sân thi đấu.Sau khi được điều trị phẫu thuật và nghỉ ngơi, các bạn cần trải qua quá trình điều trị bằng vật lý trị liệu

Làm quen dần với các vận động nhẹ nhàng (ví dụ cầm nắm).

Sau khoảng thời gian luyện tập và vận động các bạn có thể luyện tập lại các môn thể thao.

Nhưng bạn cũng cần có thời gian để luyện tập, vận động nhẹ nhàng và mức độ tăng dần cho đến khi chấn thương hồi phục hoàn toàn.