Chấn thương vai- Trật khớp vai
Chấn thương vai thường do các hoạt động thể thao liên quan đến sự chuyển động quá mức, lặp đi lặp lại, chẳng hạn bơi lội, chơi quần vợt, đánh bóng và cử tạ đặc biệt khi chơi cầu lông khi thực hiện các kỹ thuật khó. Chấn thương cũng có thể xảy ra khi ta hoạt động và lao động bình thường hàng ngày có thể xảy ra.
Ảnh nguồn Internet
Hầu hết những vấn đề ở vai bao gồm các cơ, dây chằng và gân, chứ không phải là xương. Các vận động viên đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề về vai. Một số người có khuynh hướng bỏ qua cơn đau và vẫn hoạt động bình thường khi có chấn thương vai. Điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng chấn thương và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong các loại chấn thương khớp vai thì chấn thương trật khớp vai thường hay xảy ra trong hoạt động thể dục thể thao nhất khi bạn chơi và luyện tập các kỹ thuật nâng cao, như ve cầu đâọ cầu trái tay.
Bình thường khớp vai được cố định và bao bọc bởi các dây chằng. Khi gặp chấn thương, dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi hốc xương. Nếu bị trật nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp mất vững. Lúc này, hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương giống như tình trạng miệng chén đã bị vỡ. Trên thực tế, vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.
Không có gì khó chịu hơn khi các cơn đau cứ tìm đến khiến các vận động ở khớp vai bị hạn chế. Bởi khớp vai là khớp có tầm hoạt động rộng và lớn nhất so với các khớp khác trong cơ thể ở cả không gian 3 chiều. Khớp vai giúp đảm bảo sự linh hoạt và khéo léo trong các vận động của cơ thể như: giữ thăng bằng, cầm, ném, nắm…
Nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai.
Chấn thương vai xảy ra khi có một lực rất mạnh tác động trực tiếp lên phía trước hoặc phần trên cùng của vai, khiến các khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Chấn thương khi chơi thể thao: vai bị trật khớp là chấn thương thường gặp khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, những môn thể thao dễ té ngã như trượt tuyết núi cao, trượt tuyết phản lực…
Va chạm đột ngột: vật thể nặng rơi trúng vai, va đập mạnh trong tai nạn giao thông dễ gây trật khớp vai.
Té ngã: ngã chống tay, đập vai khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp, chẳng hạn như ngã trên sàn nhà do trơn trượt, ngã từ cầu thang…
triệu chứng của trật khớp vai
Các triệu chứng phổ biến khi vai bị trật khớp bao gồm:
Xuất hiện các cơn đau, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được.
Cánh tay dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài.
Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt, cơn đau trở nên dữ dội.
Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ vai bị trật biến dạng, nhìn khác so với vai lành.
Ở vùng vai – cánh tay bị sưng, bầm tím hoặc có cảm giác tê, yếu.
Điều trị
Khi bị trật khớp vai, việc tự nắn chỉnh khớp vai tại nhà hay trên và trong sân thể thao có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng, gây hạn chế chức năng vai sau này. Vì vậy, bạn nên dừng ngay hoạt động đến cơ vai cần cố định chỗ bị chấn thương, có thể dùng đá trườm, đặ biệt bạn không nên chủ qua và bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Khi được đưa đến viện hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp các khu vực bị ảnh hưởng, xem xét và tùy từng trường hợp sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để xác định rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của khớp vai, các bạn sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp.
Sau khi xác định vị trí khớp bị trật, các bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh khớp bị lệch để đưa chúng trở về vị trí ban đầu, từ đó cải thiện sức mạnh vùng khớp vai, tăng cường sức mạnh của hệ thống gân cơ và dây chằng, giảm nguy cơ trật khớp tái phát về sau.
Đồng thời, đối với các trường hợp chấn thương nặng như rách gân, dây chằng, bao khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị song song với sóng xung kích Shockwave, trị liệu laser cường độ cao nhằm đẩy nhanh quá trình làm lành và khôi phục các mô tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài ra, với các vận động viên bị đau vai nhưng vẫn đang trong quá trình thi đấu, các bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp với băng dán cố định cơ RockTape nhằm loại bỏ các chỗ sưng, bầm tím, tạo sức ổn định cơ bắp cho phép vận động tối đa, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Nếu bạn xử lý trước và sau khi chấn thương khớp vai tốt thì bạn sẽ không phải phẫu thuật và cơ vai sẽ nhanh chóng trở lại bình thường
Phương pháp tập luyện
Thông thường, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ kê toa và hướng dẫn một số bài tập nhằm tăng cường cơ bắp vùng vai. Dưới đây là một số bài tập cơ bản mà bạn có thể làm để tăng sức mạnh cho cơ bắp vùng vai và tránh các chấn thương.
Tập với dây thun: Cột dây thun có đàn hồi vào 2 bàn chân. Ngồi thẳng lưng, nhẹ nhàng kéo dây thun về phía cơ thể, giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây, lặp lại 5 lần với mỗi cánh tay; thực hiện 2 lần/ngày.
Chống tường: Đứng thẳng đối mặt với bức tường, chống 2 tay lên tường và 2 chân giạng rộng. Từ từ thực hiện chống đẩy, lặp lại 5 lẫn, mỗi lần giữ 5 giây; thực hiện 2 lần/ngày.
Chống đẩy với ghế tay vịn: Ngồi thẳng vào ghế tay vịn, 2 bàn chân chạm sàn nhà. Sử dụng cánh tay từ từ nâng cơ thể lên khỏi ghế, giữ khoảng 5 giây, lặp lại 5 lần; thực hiện 2 lần/ngày.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống viêm để giảm đau và sưng.