Cầu lông Đan Mạch sánh bước cùng sự phát triển với cầu lông Châu Á

Cựu danh thủ Peter Gade cho rằng cầu lông Đan Mạch luôn có một chỗ đứng trong cầu lông thế giới. Theo Gade, một trong những nguyên nhân quan trọng là nằm ở văn hóa và truyền thống của cầu lông Đan Mạch.

21/07/2020 - 11:09 - Mỹ Hạnh

Peter Gade là ai?

Sinh ngày 14/12/1976, Peter Gade là ngôi sao cầu lông số 1 châu Âu trong thế hệ của mình. Peter Gade có thời kỳ đỉnh cao hơn 20 năm (1998 - 2010). Peter Gade đã 5 lần vô địch đơn nam châu Âu, 5 lần vô địch đồng đội nam/nữ phối hợp và 3 lần vô địch đồng đội nam (các giải này đều được tổ chức theo chu kỳ 2 năm/lần). Anh đã nhiều năm chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng cầu lông thế giới.

Perter Gade đã ghi dấu son của mình trong lịch sử bộ môn cầu lông xuyên suốt các danh hiệu vô địch All England Open năm 1999 và 4 vương miện của giải vô địch châu Âu ở nội dung đơn nam. Tay vợt người Đan Mạch này đã thống trị bảng xếp hạng thế giới suốt các năm từ 1998 đến 2001. Với 16 danh hiệu vô địch Grand-Prix titles, anh được bình chọn là 1 trong những VĐV xuất sắc nhất của mọi thời đại. Dù đang ở độ tuổi 40+ (tuổi mà người ta gọi là quá lứa đối với các VĐV thể thao), Gade vẫn giữ được phong độ qua các giải đấu mang tầm cỡ quốc tế. Ngày 22/06/2006 anh đã giành lại vị trí số 1 thế giới. Đây là thành tích anh đạt được sau khi vô đich giải Singapore mở rộng và lọt vào tứ kết giải Malaysia mở rộng.​

Phong cách thi đấu của anh được biết đến với những pha tấn công nhanh cùng đôi chân uyển chuyển và tâm lý thi đấu ổn định. Đặc biệt, những đòn hiểm của anh là 1 sáng tạo đối với lịch sử môn cầu lông thế giới và đã được rất nhiều các VĐV cầu lông áp dụng rộng rãi đến nỗi thành thương hiệu (đây là mẹo sử dụng vợt với 2 động tác liên tiếp đánh cầu về phía cuối sân đối phương khi đang lừa đối phương về phía gần lưới cách xa vị trí thật của quả cầu). Anh đã thắng điểm với rất nhiều mẹo và pha đánh cầu gây hoang mang cho đối phương như: đập phải tay trái chiều (reverse forehand) – đánh cầu bằng mặt kia của vợt để tạo ra đường cầu khá lạ mắt. Khả năng tấn công nhanh và sự tập trung trong thi đấu đặc biệt hiệu quả trong những pha nhảy cao rồi tung ra những quả smash đầy uy lực.

Quan điểm của Peter Gade về cầu lông Đan Mạch

Trong 4 yếu tố: tài năng, sự khổ luyện, đam mê, khoa học kỹ thuật, đâu là yếu tố quan trọng nhất để cầu lông Đan Mạch? Tay vợt Đan Mạch từng giữ vị trí số 1 thế giới lập tức bỏ qua yếu tố...khoa học kỹ thuật. Peter Gade khẳng định: "cầu lông Đan Mạch nói riêng và cầu lông Châu Âu nói chung là môn không được đầu tư nhiều, kể cả trong việc vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở khâu phân tích, cho đến khâu nghiên cứu và khâu huấn luyện.

Sự khổ luyện là miễn bàn, hiển nhiên rồi, bất cứ bộ môn nào cũng cần có khổ luyện. Ngoài ra, phải có truyền thống, có hẳn một nền văn hóa cầu lông. Gade nói về kinh nghiệm cụ thể của bản thân: “Càng làm việc với nhiều VĐV khác nhau, tôi càng thấy rằng thật ra thì không có quy luật hay khuôn khổ cụ thể nào. Có rất nhiều trường hợp riêng biệt, hoàn toàn khác nhau”. Nhưng vì sao thế giới cầu lông châu Âu vẫn chưa có ngôi vương mới? Vì sao không có nhiều cường quốc mới xuất hiện trong môn thể thao khá lâu đời này? Có lẽ đấy là vì các quốc gia không thật sự muốn đầu tư cho ngành cầu lông, hoặc không thật sự đam mê do thiếu truyền thống.

Suốt khoảng chục năm, Peter Gade hầu như không hề thất bại, trước mọi đối thủ châu Âu. Nhưng đấy không phải là ngôi sao cầu lông duy nhất của Đan Mạch. Cùng thời với Peter Gade còn có Peter Rasmussen, không hề kém cạnh về danh tiếng. Trước anh có Poul-Erik Hoyer-Larsen, Morten Frost... Sau đó, vẫn có Viktor Axelsen, Anders Antonsen nổi lên trong thế hệ mới nhất. Đấy chính là vấn đề truyền thống. Không riêng gì giới hâm mộ, mà điều quan trọng là chính các VĐV trẻ luôn có những cột mốc cụ thể để họ noi theo, hướng đến. Đấy lại là cái thiếu quan trọng đối với nhiều nơi giàu mạnh, có tiềm năng và tương lai đáng kể, nhưng không vươn lên được trong môn cầu lông.

Khi Gade bình luận rằng Pháp có tiềm năng lớn, và sẽ đến một lúc nào đó cầu lông Pháp thật sự cất cánh, thì đấy chẳng qua chỉ là cách nói lịch sự: nước Pháp chưa phải là cường quốc cầu lông do chưa có truyền thống đáng kể trong môn này?

Peter Gade đúc kết cầu lông Đan Mạch vẫn rất mạnh là do có chiến lược dài hơi qua các thế hệ.

Làm sao để nhìn ra tiềm năng của một tay vợt trẻ? Cách của Gade là nhìn vào ánh mắt của tay vợt ấy, khi cậu ta đứng trước hoàn cảnh khó khăn. Kinh nghiệm chung, muốn nói là “bí quyết” cũng được: xuất phát điểm càng khó khăn, càng dễ trui rèn một tay vợt giỏi sau này. Đấy không nhất thiết cứ phải là hoàn cảnh nghèo khổ, khiến nhân vật trong cuộc phải chống chọi với cuộc sống khó khăn ngay từ những năm tháng đầu đời, để vươn lên. Khó khăn còn có thể là một hoàn cảnh, môi trường... hùng mạnh về cầu lông. Tay vợt trong cuộc đã phải thường xuyên đương đầu với những tay vợt lớn tuổi hơn, già dặn hơn, khi còn ở độ tuổi thật trẻ. Các tay vợt trẻ vươn lên trong hoàn cảnh như vậy thường có ý chí, tinh thần thi đấu rất quật khởi, và đấy chính là đặc điểm quan trọng dẫn đến những thành công sau này.

Người ta từng xếp Peter Gade chung nhóm với các tay vợt hàng đầu thế giới torng thời gian gần đây, như Lin Dan (Trung Quốc), Taufik Hidayat (Indonesia), Lee Chong Wei (Malaysia). Một mặt, Gade khẳng định Lin Dan là đối thủ sừng sỏ nhất mà anh từng đương đầu, dù nói chung thì Gade luôn thích so tài với mọi tay vợt vừa nêu. Mặt khác, dù thành công đến mức độ nào đi nữa, thì cũng chẳng ai thoát được quy luật tự nhiên là sẽ đến lúc phải dừng lại. Gade nói: “Tôi không thể bàn về chuyện của các tay vợt khác. Phần mình, tôi có cảm giác rằng đã làm hết những gì phải làm. Tôi nghe được cả cơ thể lẫn tâm trí mình, nói rằng “đã đến lúc nghỉ ngơi”. Thế là tôi nghỉ. Sẽ là điều tuyệt vời nhất, khi bạn dừng lại mà không có chút nuối tiếc nào”. Đấy là Peter Gade, đã tỏa sáng, chinh phục, và đã rút lui trong viên mãn.

Học viện cầu lông Peter Gade

Sáu năm sau khi giải nghệ, Peter Gade khai trương “Học viện Cầu lông Peter Gade” vào tháng 6/2018 tại Gentofte, ở ngoại ô Copenhagen (Đan Mạch). Triết lý và mục tiêu của Học viện Cầu lông Peter Gade là đem lại những cách nhìn mới, cũng như tạo ra một môi trường, văn hóa mới, trong việc huấn luyện cầu lông. Về mặt ý tưởng thì thật ra, chính những người tham gia (học viên, HLV, đối tác) - chứ không phải bản thân Peter Gade - sẽ định nghĩa mô hình của học viên này.