HỆ LỤY CỦA OLYMPIC TOKYO 2020
Trong khi các ca lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 đang gia tăng chóng mặt, công chúng và các chuyên gia cho rằng việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 sẽ là một mối đe dọa lớn. Vậy nếu hủy bỏ Olympic Tokyo 2020 thì Nhật Bản và IOC phải hứng chịu những hậu quả gì?
THẾ VẬN HỘI CÓ THỂ BỊ HỦY NHƯ THẾ NÀO?
Trong hợp đồng giữa Ủy ban Olympic Quốc tế và thành phố chủ nhà Tokyo, có một điều khoản về chuyện hủy và nó chỉ cho phép IOC có quyền hủy chứ không phải thành phố chủ nhà. Điều có là có lý vì Thế vận hội là “tài sản độc quyền” của IOC. Điều này đã được xác thực bởi một luật sư thể thao quốc tế, Alexandre Miguel Mestre. Là “chủ sở hữu” của Olympic, chính IOC có quyền ngừng hợp đồng.
Ngoài lí do chiến tranh hay loạn lạc, sự an toàn liên quan đến những người tham gia Thế vận hội cũng là một cơ sở hợp lý để có thể hủy bỏ Olympic. Ở đây, đại dịch được cho là một mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp. Hiến chương Olympic cũng quy định rằng IOC phải đảm bảo sức khỏe của vận động viên và khuyến khích an toàn thể thao. Nhưng bất chấp những điều này, IOC dường như vẫn kiên quyết muốn tổ chức Olympic Tokyo.
Liệu Nhật Bản có thể đi ngược lại IOC và rút chức chủ nhà không? “Theo nhiều điều khoản khác nhau trong hợp đồng của thành phố chủ nhà, nếu Nhật Bản muốn đơn phương hủy hợp đồng thì rủi ro và thiệt hại sẽ do Ủy ban Olympic Nhật Bản gánh chịu”, GS Jack Anderson tại Đại học Melbourne trả lời BBC.
Ông nói thêm: “ Thế vận hội là sự kiện thể thao lớn nhất và Nhật Bản cũng như IOC có rủi ro mất hàng tỷ đô la tiền bản quyền phát song. Đây là một sự kiện khổng lồ và có nhiều nghĩa vụ hợp đồng lớn cho tất cả các bên”.
SỨC ÉP CÔNG CHÚNG ĐÈ NẶNG IOC VÀ NHẬT BẢN
Cho tới giờ, vẫn còn rất nhiều điều chưa chắc chắn về Olympic Tokyo. Con đường cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Olympic bị hoãn, cổ động viên quốc tế không sang được Nhật dự khán. Rất ít vận động viên đã lên tiếng về vấn đề này và có lẽ họ cũng rất trăn trở. Đối với vận động viên và huấn luyện viên, Olympic luôn là mục tiêu lớn lao trong suốt cả sự nghiệp của mình, nó được coi là đỉnh cao của danh vọng, một mục tiêu mà không ai là không mơ ước về nó.
Tuy nhiên, sức khỏe cá nhân và sức khỏe cộng đồng cũng làm một vấn đề được nhiều sự quan ngại không kém giữa một đại dịch toàn cầu. Trước tình cảnh này, vận động viên quần vợt của Nhật Bản đã lên tiếng: “Tất nhiên, tôi muốn Olympic được tổ chức. Nhưng tôi nghĩ có rất nhiều điều quan trọng đang diễn ra, đặc biệt là trong năm qua. Với tôi, tôi cảm thấy là nếu Olympic gây tổn hại cho mọi người thì sự kiện này nên được xem xét lại”.
Ngoài ra, đội tuyển điền kinh Mỹ đã hủy lịch tập huấn trước Olympic ở Nhật vì lo ngại về dịch bệnh. Một số thị trấn được chọn làm nơi tiếp đón các đoàn thể thao cũng đã phải rút lui vì e ngại nguy cơ lây lan Covid-19. Một tỉnh trưởng cho biết ông đã từ chối tìm thêm giường bệnh (dự phòng cho tình huống xấu nhất) và cũng thúc giục các bên liên quan rút lui khỏi Thế vận hội. Một số chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo chính phủ rằng “không thể tổ chức Olympic” trước những diễn biến của đại dịch.
VƯỢT XA RỦI RO VỀ TÀI CHÍNH
Việc hủy bỏ Thế vận hội sẽ gây nhiều thiệt hại, vượt xa cả những thiệt hại về mặt tài chính. Theo kế hoạch thì Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức vào tháng 2 năm 20211 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Vì thế nên Nhật Bản đang nỗ lực hết sức có thể để tổ chức Olympic Tokyo. Lần cuối cùng Nhật đăng cai Olympic là năm 1964 và khi đó, sự kiện này được coi là một cú tạo đà mạnh mẽ cho quá trình tái thiết đất nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nếu như Nhật Bản đăng cai thành công Olympic Tokyo 2020 thì sự kiện sẽ có ý nghĩa tương tự.
GS Anderson giải thích: “Nhật Bản có sự trì trệ kinh tế trong thời gian dài và đã có thảm họa sóng thần và hạt nhân ở Fukushima nên Thế vận hội sẽ là biểu tượng phục hồi cho quốc gia này”. Cuối cùng thì, trong thời điểm dịch bệnh, cả thế giới khủng hoảng về kinh tế, đặc biệt là Nhật Bản với tư cách là chủ nhà, thiệt hại gấp nhiều lần so với các quốc gia khác, họ còn mất đi sự kiệ mang tính biểu tượng về khôi phục đất nước